6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
Nhƣ đã đề cập trong chƣơng 1, để đo lƣờng cấu trúc tài chính thông thƣờng hay sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất nợ, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, đề tài còn xét đến cơ cấu các khoản nợ để thấy đƣợc mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các vấn đề về vốn, xét trong quá trình huy động và sử dụng vốn hƣớng đến mục tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp thì tỷ suất nợ đƣợc xem nhƣ là một chỉ tiêu cơ bản để đo lƣờng thích hợp nhất cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ suất nợ bình quân của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong 4 năm 2010 đến 2013 đƣợc thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Tỷ suất nợ bình quân từ năm 2010 đến 2013 của các DN trong mẫu. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu TB Var 2010 2011 2012 2013 Tỷ suất nợ 53.95662 245.0621 52.73982 54.1307 54.66351 54.29246 Tỷ suất nợ ngắn hạn 35.28541 227.1879 35.76101 36.2101 34.81882 34.35171 Tỷ suất nợ dài hạn 18.67121 210.9023 16.97882 17.9206 19.84469 19.94075
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy, tỷ lệ nợ bình quân của các công ty ngành bất động sản là 53.95%, nghĩa là có 53.95% tài sản của các công ty này đƣợc hình thành từ nợ. Theo thống kê cho thấy có 61,4% doanh nghiệp có tỷ số nợ trên 50%. Điều này nói lên rằng đa số các công ty ngành Bất động sản có cơ cấu tài chính nhiều rủi ro với tỷ số nợ khá cao.
Mặc dù cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực nhƣng các công ty ngành bất động sản lại có một tỷ suất nợ rất khác nhau, có công ty có tỷ suất nợ rất cao lên đến 84,88% (SC5) trong khi đó có công ty có tỷ suất nợ rất thấp chỉ 10,96% (IDJ). Nhƣ vậy mỗi công ty sẽ có 1 chính sách vay nợ khác nhau tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi công ty.
Khi tỷ suất nợ cao công ty dễ lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính nếu nền kinh tế gặp phải suy thoái. Nhƣng các công ty đều chịu rủi ro đến một mức độ nào đó và không phải lúc nào cứ ít rủi ro đều tốt. Do đó, không có một tỷ suất nợ tốt cho mọi công ty vì nó sẽ thay đổi theo từng giai đoạn kinh doanh của công ty mà nhà quản trị sẽ điều chỉnh tỷ suất nợ phù hợp.
Tỷ suất nợ của công ty qua các năm cũng không có sự biến động nhiều điều này cho thấy các công ty ngành bất động sản không có sự thay đổi nhiều trong cấu trúc tài chính của mình. Qua các năm, tỷ số nợ bình quân vẫn ở mức trên 50% cho thấy cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phần lớn là nghiên về nợ vay điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của ngành.
Để nghiên cứu cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngoài việc xem xét tỷ suất nợ thì cũng cần thiết phải xem xét sự kết hợp giữa các khoản nợ dài hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì việc sử dụng nợ ngắn hạn hay dài hạn là phụ thuộc vào mục đích tài trợ vốn cho tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn.
Qua bảng 3.1 ta thấy, tỷ suất nợ dài hạn bình quân là 18.67% thì tỷ suất nợ ngắn hạn là 35.28% cao gấp hai lần so với tỷ suất nợ dài hạn. Điều này chứng tỏ các công ty chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn cho đầu tƣ trong khi đó ngành bất động sản có đặc thù là đầu tƣ bất động sản, xây dựng kéo dài. Đây là biểu hiện của sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tƣ và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn sẽ hạn chế khả năng đầu tƣ dài hạn của các công ty và còn chứa đựng nhiều rủi ro về khả năng thanh toán.
Ngoài ra so sánh tỷ suất nợ bình quân giữa hai sàn ta thấy có sự khác nhau về chính sách sử dụng nợ giữa các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Cụ thể, các công ty bất động sản niêm yết trên sàn HOSE có tỷ suất nợ bình quân là 55.57% cấu trúc tài chính nghiên về sử dụng nợ nhiều hơn, trong khi các công ty niêm yết trên sàn HNX thì tỷ suất nợ bình quân là 48.48% cấu trúc tài chính nghiên về sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn (theo bảng 3.2).
Cũng theo bảng 3.2 ta thấy, các công ty bất động sản niêm yết trên cả hai sàn đều có tỷ suất nợ ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với tỷ suất nợ dài hạn. Nguyên nhân là trong giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên lãi suất cho vay cao, đặc biệt là lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, và các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn. Vì vậy, các công ty này chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tƣ.
Bảng 3.2: So sánh tỷ suất nợ giữa hai sàn HOSE và HNX Chỉ tiêu
TB VAR
HOSE HNX HOSE HNX
Tỷ suất nợ 55.57 48.48 176.39 469.47
Tỷ suất nợ dài hạn 19.78 14.9 147.78 434.80
Nhƣ vậy, có thể nói đặc trƣng của các công ty ngành bất động sản là đầu tƣ dài hạn, hàng tồn kho cao nhƣng phần lớn các công ty bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam lại phụ thuộc quá nhiều vào nợ và lại là nợ ngắn hạn nên có nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro về khả năng thanh toán. Để nghiên cứu kỹ hơn về thực trạng cấu trúc tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính của các công ty này trong phần tiếp theo.