Phân tích hệ số tƣơng quan từng phần và lựa chọn biến đƣa vào

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Phân tích hệ số tƣơng quan từng phần và lựa chọn biến đƣa vào

vào mô hình

Kết quả phân tích hệ số tƣơng quan từng phần bằng phàn mềm Eviews cho ở bảng sau:

Bảng 3.4: Hệ số tƣơng quan từng phần giữa các biến

Y LOGX1 LOGX2 LOGX3 LOGX4 LOGX5 LOGX6 LOGX7 LOGX8 LOGX9

Y 1.0000 LOGX1 -0.1785 1.0000 LOGX2 -0.5220 0.7338 1.0000 LOGX3 0.2651 -0.3716 -0.0645 1.0000 LOGX4 -0.4047 0.0244 0.0942 -0.4720 1.0000 LOGX5 -0.5064 0.1770 0.0022 -0.8347 0.4911 1.0000 LOGX6 0.2036 0.0234 0.1351 0.1482 0.2030 -0.3277 1.0000

LOGX8 -0.0509 0.6505 0.2025 -0.3510 -0.0407 0.2598 -0.2471 0.1693 1.0000 LOGX9 -0.0828 -0.3688 -0.1601 0.4936 -0.1326 -0.3708 -0.1329 0.0279 -0.3996 1.0000

a) Phân tích hệ số tương quan từng phần

Qua bảng 3.4, ta thấy tất cả các biến đều co quan hệ tƣơng quan với tỷ suất nợ nhƣng ở các mức độ khác nhau. Nhƣng chỉ có 2 biến là có quan hệ khá chặt chẽ với chỉ tiêu nghiên cứu (r>0.5), đó là biến vốn chủ sở hữu (ry,logx2=-0.52203)và hệ số biến thiên ROA (ry,logx5=-0.50640), và những biến còn lại có tƣơng quan thấp hơn nhƣ doanh thu, cấu trúc tài sản, RE, tốc độ tăng trƣởng tài sản và chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn (với r lần lƣợt là - 0.17848, 0.26508, -0.40465, 0.20361, -0.44318); và các biến còn lại có mối tƣơng quan khá lỏng lẻo đó là thời gian hoạt động (ry,logx8=-0.05086) và hình thức sở hữu (ry,logx9=-0.08280).

Cũng dựa vào bảng 3.4 ta thấy, hệ số tƣơng quan từng phần giữa hai biến độc lập cấu trúc tài sản và hệ số biến thiên ROA có mối tƣơng quan rất cao (rlogx3,logx5=0.-83469) nên phải loại ra một trong hai biến để tránh hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Nhƣ vậy, qua phân tích hệ số tƣơng quan cặp giữa biến phụ thuộc và biến giải thích ta đã xác định đƣợc những biến có mối tƣơng quan chặt chẽ có ý nghĩa với tỷ suất nợ cũng nhƣ những biến ít có ý nghĩa với tỷ suất nợ. Vì vậy, để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tỷ suất nợ của các công ty ngành bất động sản đề tài cần lựa chọn lại các biến để đƣa vào mô hình theo nguyên tắc mỗi nhân tố lựa chọn biến nào có quan hệ chặt chẽ nhất với tỷ suất nợ và phải tránh hiện tƣợng đa cộng tuyến.

b) Lựa chọn biến đưa vào mô hình

Sau khi xem xét mối quan hệ tƣơng quan giữa các nhân tố và tỷ suất nợ, ta cần lựa chọn các biến độc lập để đƣa vào mô hình phân tích hồi quy. Với nguyên tắc mỗi nhân tố chọn ra một biến có mối quan hệ tƣơng quan rõ

tuyến giữa các biến giải thích. Vậy quá trình lựa chọn biến để đƣa vào mô hình đƣợc tiến hành nhƣ sau:

 Nhân tố quy mô doanh nghiệp

Nhân tố này có 2 biến là doanh thu có hệ số tƣơng quan cặp với tỷ suất nợ là -0.17848 và vốn chủ sở hữu là -0.52203. Ta thấy, biến quy mô vốn chủ sở hữu có tƣơng quan chặt chẽ nhất với tỷ suất nợ nên đề tài quyết định lựa chọn biến quy mô vốn chủ sở hữu (X2) làm nhân tố quy mô doanh nghiệp.

 Cơ cấu tài sản

Do trong đề tài này chỉ sử dụng một biến tỷ trọng tài sản cố định (X3) để phản ánh cơ cấu tài sản, xét về tƣơng quan giữa biến này với tỷ suất nợ là tƣơng đối thấp. Nhƣng xét về quan hệ với các biến giải thích còn lại thì lại có mối tƣơng quan khá chặt chẽ với nhân tố rủi ro kinh doanh (với rlogx3,logx5=0.83469 rất cao) nên nếu để biến này vào mô hình dễ dẫn tới hiện tƣợng đa cộng tuyến, nên đề tài quyết định không đƣa nhân tố này vào mô hình.

 Hiệu quả hoạt động

Trong đề tài này chỉ sử dụng một chỉ tiêu RE để phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xét về mức độ tƣơng quan giữa RE và tỷ suất nợ là khá chặt chẽ với ry,logx4=0.40465, đồng thời nhân tố này có mối tƣơng quan tƣơng đối thấp với các nhân tố khác trong mô hình, nên RE sẽ đƣợc giữ lại làm biến đại diện cho nhân tố hiệu quả hoạt động.

 Rủi ro kinh doanh

Biến hệ số biến thiên của ROA có tƣơng quan chặt chẽ với tỷ suất nợ nên đƣợc chọn làm biến đại diện cho nhân tố rủi ro kinh doanh.

 Sự tăng trƣởng của doanh nghiệp

Biến tốc độ tăng trƣởng của tài sản có tƣơng quan tƣơng đối thấp với tỷ suất nợ nhƣng lại ít có tƣơng quan với các nhân tố khác nên biến này đƣợc chọn làm biến đại diện cho nhân tố này.

 Khả năng thanh khoản

Biến tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản có tƣơng quan khá chặt chẽ với tỷ suất nợ (ry,logx7=0.44318) và quan hệ giữa biến này với các biến giải thích thì không cao, nên đƣợc chọn làm biến đại diện cho nhân tố này.

 Thời gian hoạt động

Biến thời gian hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu thành lập và hoạt động cho tới năm 2013 (x8) có mối tƣơng quan khá thấp với tỷ suất nợ, nhƣng lại ít có tƣơng quan với các biến giải thích khác, nên đƣợc chọn làm biến đại diện cho nhân tố thời gian hoạt động.

 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc đƣợc xác định bằng phần trăm vốn góp của nhà nƣớc trong tổng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp. Biến này cũng đƣợc chọn làm biến đại diện nhân tố hình thức sở hữu của doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, ta đã lựa chọn đƣợc các biến để đƣa vào mô hình hồi quy bội, trong đó hai biến doanh thu (x1) và tỷ trọng tài sản cố định (x3) có thể đƣợc giữ lại nếu một trong hai biến này là cần thiết cho sự giải thích mô hình, ta sẽ kiểm định sự cần thiết của hai biến này trong phần tiếp theo.

Vậy mô hình hồi quy giữa các biến ban đầu đƣợc chọn có dạng nhƣ sau:

Trong đó: y là tỷ suất nợ

logxi là các biến độc lập đã đƣợc xử lý log10 β0 là hệ số góc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 73)