Nâng cao chất lƣợng trong quản lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 95 - 97)

7. Tổng quan tài liệu tham khảo

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng trong quản lý tài sản bảo đảm

Quản lý tài sản bảo đảm là do thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay. Có thể chia làm hai trƣờng hợp : trƣờng hợp thứ nhất TSBĐ do khách hàng vay hoặc bên thứ ba quản lý hoặc sử dụng; trƣờng hợp thứ hai TSBĐ do chính ngân hàng cho vay quản lý.

Quản lý tài sản bảo đảm nhằm hạn chế tình trạng giá trị tài sản có thể bị giảm đi so với lúc ban đầu, nếu khách hàng không thể trả nợ do một số nguyên nhân thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro thu hồi nợ. Do đó, NH cần có kế hoạch quản lý cụ thể cho từng loại tài sản bảo đảm. Muốn quản lý tốt các TSBĐ, ngân hàng cần có kế hoạch quản lý cụ thể cho từng loại tài sản bảo đảm. Ví dụ nhƣ các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất nên để tập trung vào một địa điểm, không nên của ai ngƣời ấy giữ. Để phòng tránh những rủi ro phát sinh từ hoạt động quản lý TSBĐ, cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ quản lý TSBĐ.

- Kiểm tra việc duy trì số liệu khi xuất/nhập TSBĐ để theo dõi ngoại bảng. Không đƣợc bỏ qua quy trình nghiệp vụ hàng tháng là đối soát, chấm số liệu ngoại bảng giữa số liệu sổ sách và tài sản thực tế. Trên cơ sở đó hạn chế tình trạng khi thủ kho đã xuất TSBĐ nhƣng CBTD không theo dõi nhập/xuất nên trên cân đối ngoại bảng vẫn hiển thị số dƣ TSBĐ. Vì nếu tình trạng này xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.

- Phối kết hợp giữa các phòng ban nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý TSBĐ nhằm thực hiện các quy trình nghiệp vụ một cách chặt chẽ và thống nhất.

- Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác dữ liệu, phát triển phần mềm chuyên dụng để theo dõi việc xuất nhập TSBĐ một cách khoa học, bảo đảm số liệu nhập vào hệ thống máy tính và hồ sơ giấy chính xác, đầy đủ.

- Thƣờng xuyên kiểm tra tình trạng tài sản hiện tại, những thay đổi về số lƣợng, chất lƣợng so với hiện trạng tài sản khi nhận làm TSBĐ, tình hình sử dụng và bảo quản tài sản.

- Đối với những tài sản nhƣ: phƣơng tiện vận tải, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị có kỹ thuật phức tạp khi kiểm tra nên thuê chuyên gia đi cùng.

- Hạn chế cho khách hàng mƣợn TSBĐ. Trƣờng hợp cho mƣợn TSBĐ cần đƣợc sự phê duyệt đồng ý của lãnh đạo và yêu cầu CBTD phải theo sát để kiểm tra, giám sát quá trình mƣợn của khách hàng; khi nhập kho cần kiểm tra kỹ đối với TSBĐ này.

- Đối với tài sản hình thành trong tƣơng lai cần có những biện pháp quản lý nhƣ sau:

+ ác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành trong tƣơng lai của ngƣời vay. Trên hợp đồng bảo đảm tiền vay phải thể hiện rõ quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản nhằm tránh trƣờng hợp tranh chấp xảy ra khi xử lý tài sản.

+ Kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành TSBĐ tiền vay đúng nhƣ mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết. Nếu lơ là trong giám sát tiến độ hình thành TSBĐ thì khách hàng sẽ lợi dụng và sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

+ Đối với hồ sơ TSBĐ khi đƣợc khách hàng bổ sung thì CBTD cần bổ sung vào hồ sơ lƣu tại kho, tránh tình trạng chỉ lƣu hồ sơ tại hồ sơ tín dụng, gây thất lạc hoặc thiếu hồ sơ TSBĐ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)