Hoàn thiện công tác thẩm định và định giá tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 90 - 93)

7. Tổng quan tài liệu tham khảo

3.2.3. Hoàn thiện công tác thẩm định và định giá tài sản bảo đảm

Thẩm định và định giá TSBĐ đóng vai trò rất quan trọng vì đây là nguồn thu nợ dự phòng trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, do đó có thể tham mƣu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trƣớc khi ra quyết định cuối cùng cho một khoản vay. Để nâng cao chất lƣợng thẩm định và định giá TSBĐ, vấn đề trƣớc hết là phải định hƣớng và có nhận thức đúng đắn về thẩm định và định giá TSBĐ.

Đối với công tác thẩm định tài sản bảo đảm:

Hoạt động thẩm định tài sản nằm trong chiến lƣợc hoạt động chung của Ngân hàng có gắn kết với các nghiệp vụ khác nhằm phát huy vai trò của công tác thẩm định, phù hợp với định hƣớng hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Công tác thẩm định tài sản cần đƣợc quán triệt về cả nội dụng và quy trình thẩm định trong hệ thống. Không chỉ các cán bộ trực tiếp thẩm định mà còn các bộ phận khác có liên quan nhƣ: bộ phân nguồn vốn, tín dụng và quan hệ khách hàng,… cũng cần biết về công tác thẩm định để có thể tƣ vấn toàn diện cho khách hàng.

Thẩm định rủi ro liên qua đến TSĐB nhƣ rủi ro về hồ sơ pháp lý, rủi ro về việc giảm tính giá trị hay tính thanh khoản của TSĐB, rủi ro do việc suy giảm khả năng thanh toán của bên bảo lãnh.

Đối với công tác định giá TSBĐ:

Định giá TSBĐ giúp cho ngân hàng đƣa ra mức phán quyết tín dụng thích hợp, thông thƣờng ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thị trƣờng của TSBĐ, tỷ lệ cho vay bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thị trƣờng của vật bảo đảm. Tuy nhiên để định giá

TSBĐ là vấn đề hết sức khó khăn đối với ngân hàng, cần có những biện pháp hiệu quả để thực hiện công tác này.

- Thành lập Tổ định giá tài sản bảo đảm tại Chi nhánh

Cần thiết thành phần Tổ định giá đƣợc quy định cụ thể trong các trƣờng hợp nhƣ sau:

Trƣờng hợp Giá trị dự kiến của TSBĐ áp dụng cho từng giao dịch bảo đảm cụ thể/Tổng giá trị các tài sản đảm bảo cho một khách hàng quan hệ tín dụng thấp hơn 3 tỷ đồng, Tổ định giá gồm tối thiểu 3 thành viên, cụ thể: Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách QLKH, lãnh đạo Phòng QLKH/Phòng Giao dịch, từ 2 Cán bộ quản lý khách hàng (trong đó có cán bộ quản lý khách hàng phụ trách khoản vay)

Trƣờng hợp Giá trị dự kiến của TSBĐ áp dụng cho từng giao dịch bảo đảm cụ thể/Tổng giá trị các tài sản đảm bảo cho một khách hàng quan hệ tín dụng từ 3 tỷ đồng trở lên, Tổ định giá gồm tối thiểu gồm 6 thành viên và đƣợc chia làm 02 bộ phận định giá độc lập: bộ phận QLKH (tổ định giá) và bộ phận QLRR (Tổ tái thẩm định). Bộ Phận QLRR và Bộ phận QLKH thuộc Tổ định giá sẽ tiến hành thẩm định giá độc lập và lập 02 báo cáo định giá riêng. Báo cáo thẩm định phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định của BIDV, trong đó phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu (Mô tả tài sản, Sơ đồ tài sản, Hình ảnh tài sản, Phƣơng pháp định giá, Giá trị tài sản….).

Tổ định giá TSBĐ hoạt động theo nguyên tắc nhất trí. Trƣờng hợp các thành viên có ý kiến không thống nhất thì ý kiến chính thức của Tổ theo đa số, nhƣng phải thể hiện rõ ý kiến không thống nhất và lý do. Trƣờng hợp không thống nhất đƣợc thì Tổ định giá trình Giám đốc chi nhánh xem xét quyết định.

- CBTD chỉ nên đánh giá những TSBĐ có giá trị nhỏ còn những TSBĐ có giá trị lớn, phức tạp thuê công ty tƣ vấn đánh giá thì độ chính xác sẽ cao hơn vì trình độ chuyên môn của CBTD có giới han.

- Khi đánh giá tài sản thế chấp thì ngoài việc căn cứ vào bảng giá bất động sản do nhà nƣớc niêm yết hay hóa đơn về máy móc thiết bị do khách hàng cung cấp thì CBTD phải theo dõi thƣờng xuyên những thông tin liên quan đến TSBĐ đó nhƣ biến động giá cả, sự thay đổi về pháp luật của tài sản đó… để việc định giá chính xác hơn.

- Xây dựng hệ thống lƣu trữ và cung cấp thông tin về TSĐB, bên bảo đảm tài sản: hệ thống thông tin thị trƣờng, hệ thống thông tin về khoa học công nghệ.

Tùy từng loại TSBD mà ngân hàng có phƣơng pháp định giá riêng, song cần định giá để giá trị TSBĐ gần sát với giá thị trƣờng nhất. NH cần phải xây dựng một bảng tiêu chí định giá TSBĐ chuẩn mực giúp định giá đƣợc thuận lợi, đồng thời khách hàng có thể tự xác định đƣợc tài sản đem đi bảo đảm có giá trị bảo nhiêu từ đó cho yêu cầu vay vốn phù hợp.

Đảm bảo chú trọng hai công tác: thu thập thông tin dụng và nâng cao chất lƣợng phân tích tín dụng

Thu thập thông tin tín dụng

Đối với nguồn thông tin từ sổ sách NH thì cần phải xem xét quan hệ vay mƣợn của ngƣời đó với NH ra sao, tình hình số dƣ tài khoản thế nào.

CBTD cần phải nắm bắt thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trung tâm phòng ngừa rủi ro của BIDV và trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Đồng thời, để đơn giản hoá trong công tác quản lý hồ sơ, chi nhánh cần kết hợp sử dụng các phần mềm tin học, xử lý và phân tích thông tin, kết nối mạng thông tin giữa khách hàng, NH và các TCTC chức năng CIC để thông tin đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, đƣợc trung thực.

CBTD cần phải sẵn sàng tách mình ra khỏi môi trƣờng NH quen thuộc để khảo sát tình hình thực tế của ngƣời đi vay. Qua đó hiểu biết thêm về tình hình khả năng sinh lời nói chung cũng nhƣ khả năng lãnh đạo của Ban giám

đốc, nắm bắt đƣợc nhu cầu thực tại cũng nhƣ tƣơng lai của khách hàng một cách khách quan.

Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng

Phân tích các chỉ tiêu tài chính để từ đó đánh giá đƣợc tình hình nợ nần, tốc độ quay vòng bình quân của tài sản lƣu động của doanh nghiệp, tình hình tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài việc phân tích tốt các chỉ tiêu tài chính thì mỗi CBTD cần phải thực hiện, đó là phải đánh giá tƣ cách ngƣời đi vay, khả năng quản lý,... Đồng thời phân tích ngành nghề, sự biến động của ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, phải đánh giá đƣợc khả năng và kinh nghiệm của ngƣời lãnh đạo, đặc biệt là tƣ cách đạo đức và tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo,...

Một điều không kém phần quan trọng để bảo đảm tính an toàn cho món vay là sau khi cho vay đến một thời điểm nhất định, CBTD phải thực hiện phân tích lại tình hình tài chính của khách hàng để từ đó đánh giá chính xác khả năng thanh toán của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng tháo gỡ đƣợc khó khăn khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)