7. Tổng quan tài liệu tham khảo
3.2.7. Phát triển, nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực
Công việc của CBTD giữ vị trí quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, họ vừa phục vụ các nhu cầu của KH một cách nhiệt tình đảm bảo sự công bằng, đồng thời đảm bảo khoản cho vay là có hiệu quả, tạo thuận lợi cho chi nhánh trên cơ sở an toàn vốn. Hiện nay do tình trạng quá tải trong công việc, thiếu kinh nghiệm làm cho CBTD có những sai sót trong quá trình cho vay và vì thế xảy ra những rủi ro đáng tiết khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Để hạn chế những rủi ro nói trên, trƣớc hết bản thân CBTD phải tuân thủ một cách nghiêm túc quy trình cho vay, từ việc lập hồ sơ đến việc kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của KH, định kỳ đánh giá lại giá trị của
các loại TSĐB so sánh với giá thị trƣờng. Đối với TSĐB mà KH vay phải nắm giữ thì phải thƣờng xuyên kiểm tra hiện trạng tài sản, để tránh trƣờng hợp KH tự ý thay đổi một số bộ phận mà không thông báo với chi nhánh.Bên cạnh đó, CBTD có thể tự mình nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân thông qua việc tìm tòi học hỏi và không ngừng tích luỹ kinh nghiệm nhằm làm phong phú hơn kiến thức thực tiễn kinh doanh của mình, có đƣợc sự hiểu biết về tâm lý KH để có thể thƣơng lƣợng vơi KH, đƣa ra các quyết định cho vay chính xác kịp thời, dự đoán đƣợc những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay.
Bên cạnh đó, BIDV Nam Gia Lai cần xây dựng nguồn lực con ngƣời vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, trí tuệ nhạy bén trong kinh doanh làm động lực phát triển, thực hiện xây dựng nguồn lực có chất lƣợng để tạo lợi thế so sánh của ngân hàng, cán bộ có tâm huyết và có tầm hiểu biết, có năng lực sáng tạo là đóng góp quyết định đối với sự phát triển bền vững của Chi nhánh. Tăng cƣờng quản lý và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài, do đó việc tạo nguồn nhân lực cho công tác thẩm định cần tập trung vào:
Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo CBTD: Ngân hàng nên không ngừng nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng thông qua bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội, khoa học kỹ thuật, kinh tế…Đặc biệt là các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng, về pháp luật, về định giá tài sản, tăng cƣờng hiểu biết về các lĩnh vực liên quan đến TSBĐ. Mở các khoá đào tạo và tạo điều kiện để tiếp xúc cọ xát tăng thêm kinh nghiệm. Sắp xếp phù hợp năng lực chuyên môn của mỗi ngƣời. Cần có cơ chế khen thƣởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kỷ luật kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, phòng chống rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.
kinh nghiệm đến từ hệ thống các cơ quan tƣ pháp không chỉ trong hoạt động tƣ vấn, phối hợp xử lý vụ việc mà còn hỗ trợ đào tạo thông qua việc thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích, kiểm soát rủi ro và công tác xử lý TSBĐ cho cán bộ.
Có chính sách tuyển dụng và bố trí hợp lý để bổ sung về chất lượng cho đội ngũ cán bộ: Có chính sách tuyển dụng để thu hút các nhân tài, những nguời giỏi về chuyên môn cũng nhƣ có đạo đức tốt cho chi nhánh. Ai có năng lực tốt, kiến thức về tài chính ngân hàng cũng nhƣ các kiến thức xã hội giỏi sẽ đƣợc tuyển dụng. Việc thuyên chuyển những cán bộ đã có kinh nghiệm ở các bộ phận khác nhƣ nguồn vốn, kế toán tổng hợp,… cũng cần cân nhắc để bổ sung lực lƣợng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng. Đồng thời Chi nhánh cần căn cứ vào tính chất phức tạp của tài sản, dự án và trình độ, năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; đặt kế hoạch bồi dƣỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những cán bộ không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.