Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình cho bay bảo đảm bằng tà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 36 - 72)

7. Tổng quan tài liệu tham khảo

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình cho bay bảo đảm bằng tà

tài sản của NHTM.

Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng tuy nhiên có một số nhân tố ảnh hƣởng chính nhƣ sau:

a. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại

- Chiến lƣợc kinh doanh và chính sách tín dụng của ngân hàng: ngân hàng luôn hoạt động dựa vào phƣơng hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh của mình. Chiến lƣợc kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay càng đƣợc mở rộng. Ngân hàng phải xác định tăng cƣờng hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản hợp lý vừa mở rộng hoạt động cho vay vừa hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Chính sách tín dụng là đƣờng lối, chủ trƣơng liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, phản ánh định hƣớng cơ bản của hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, bảo đảm khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nƣớc, đồng thời phải hài hòa giữa quyền lợi của ngƣời gửi tiền, của ngân hàng và ngƣời sử dụng vốn. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Quy mô ngân hàng: Muốn cho vay đƣợc thì trƣớc tiên là ngân hàng phải có vốn. Khi nguồn vốn của ngân hàng tăng trƣởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là

hoạt động cho vay của ngân hàng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Còn nếu lƣợng vốn ít thì không đủ tiền cho khách hàng vay, ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tƣ, lợi nhuận của ngân hàng sẽ không cao và việc tăng cƣờng hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế. Nhƣng nếu vốn quá nhiều, ngân hàng cho vay ít so với lƣợng vốn huy động thì sẽ gây ra hiện tƣợng tồn đọng vốn. Lƣợng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của ngân hàng là quan trọng.

- Trình độ cán bộ tín dụng: Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng. Từ việc thẩm định và đánh giá tài sản bảo đảm, phân tích và dự báo đƣợc biến động giá trị của TSBĐ đến việc lập và tiến hành các giao dịch bảo đảm, thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm để bảo đảm nợ vay, định kỳ tái thẩm định TSBĐ, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để bảo đảm an toàn tín dụng. Tất cả các quy trình này chỉ cần cán bộ tín dụng mắc sai sót ở một khâu nào đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến khoản cho vay với khách hàng.

Ngoài ra cán bộ tín dụng phải có đạo đức, nhạy bén trong phân tích sự việc để thẩm định đƣợc chính xác, hợp lệ và khách quan. Phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững và vận dụng tốt các quy định của nhà nƣớc và của ngân hàng để đánh giá chính xác, kịp thời tính pháp lý, giá trị, tính chuyển nhƣợng, các yếu tố ảnh hƣởng của tài sản đƣợc thẩm định. Ngày nay ở trong các ngân hàng thì vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng luôn đƣợc đặt lên hàng đầu.

Không phải cán bộ tín dụng nào cũng đƣa ra một kết luận giống nhau, vì vậy mà cán bộ tín dụng là nhân tố rất quan trọng trong việc ảnh hƣởng đến chất lƣợng của tài sản bảo đảm.

- Công tác giám sát khách hàng.

Giám sát khách hàng cũng rất quan trọng, xem xét tình hình kinh doanh của tổ chức kinh tế, phƣơng án kinh doanh, phƣơng án trả nợ cho ngân hàng. Thƣờng thì cán bộ ngân hàng thƣờng căn cứ vào báo cáo tài chính khách hàng đƣa cho để theo dõi, tuy nhiên ngoài ra các cán bộ ngân hàng cũng thƣờng xuyên phải xuống đơn vị để nắm đƣợc hoạt động của doanh nghiệp.

Giám sát khách hàng cũng có nghĩa là theo dõi xem khách hàng có ý đồ xấu gì không nhƣ có hiện tƣợng lừa đảo, chây lỳ không chịu trả nợ, để có phƣơng án giải quyết kịp thời.

- Một số công tác khác.

Nhƣ công tác định giá TSBĐ, công tác quản lý TSBĐ. Để đảm bảo cho khoản tiền của ngân hàng phát ra cho vay có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, thì khoản vay đo phải đƣợc bảo đảm bằng tài sản của ngƣời vay. Với điều kiện giá trị của tài sản đó phải lớn hơn giá trị của khoản vay và giá cả của tài sản đó phải tƣơng đối ổn định. Nếu trƣờng hợp đến hạn ngƣời vay không trả đƣợc nợ, ngân hàng phát mại tài sản thu hồi nợ thì tiền thu về bán tài sản đủ để ngân hàng thu nợ gốc, lãi và các chi phí khác…Vì vậy, giá trị tài sản đƣa ra làm bảo đảm càng lớn thì mức độ đảm bảo của khoản tín dụng phát ra càng chắc chắn.

Trong quá trình quản lý TSBĐ những tài sản nhƣ máy móc, thiết bị…thƣờng bị hao mòn theo thời gian vì vậy cần phải bảo quản tốt các TSBĐ. Công việc bảo quản không tốt rất dễ dẫn đến giá trị bán tài sản không đủ để thu hồi lại vốn ban đầu, gây ra tổn thất cho ngân hàng. Một điều mà các ngân hàng không bao giờ muốn.

b. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Đạo đức, uy tín của khách hàng vay vốn.

mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo ra nhiều lợi nhuận, quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng của khách hàng sòng phẳng không có nợ quá hạn. Uy tín của khách hàng còn thể hiện ở vị trí của khách hàng trên thị trên thị trƣờng và mối quan hệ của khách hàng với bạn hàng.

Ta thấy khi ngân hàng phân tích khách hàng thấy đƣợc rằng uy tín của khách hàng là tốt thì tài sản bảo đảm mà khách hàng đƣa ra để bảo đảm cho món vay cũng đƣợc an toàn hơn. Ngoài ra, uy tín của khách hàng cao cũng giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng đảm bảo tài chính của khách hàng. Chất lƣợng tài sản đảm bảo cũng đƣợc nâng cao.

Đạo đức của khách hàng thể hiện ở việc khách hàng có chây ỳ trong việc trả nợ hay không, có hành vi lừa đảo không. Có nhiều khách hàng vay vốn của ngân hàng song không có ý thức trả nợ khi đến kỳ hạn trả nợ và lãi. Ngân hàng cần nhìn thấy trƣớc đƣợc tình hình của khách hàng nếu không rất dễ gặp rủi ro.

- Tài chính của khách hàng.

Tài chính của khách hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng. Vì dù khách hàng vẫn có ý thức trả nợ cho ngân hàng song tình hình tài chính của khách hàng không ổn định hoặc đang gặp khó khăn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì cũng tác động mạnh đến chất lƣợng bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng.

Thƣờng thì các cán bộ ngân hàng thu thập thông tin tài chính của khách hàng mình dựa vào các báo cáo tài chính mà khách hàng mang tới, tuy nhiên để nắm rõ đƣợc cụ thể hơn các cán bộ cần phải đi xuống thực tế đơn vị.

- Nhân tố thuộc về môi trƣờng.

Hàng năm có hàng nghìn văn bản đƣợc ban hành : quyết định, nghị định, thông tƣ, công văn, chỉ thị…Tuy nhiên không phải văn bản nào cũng đi vào cuộc sống đƣợc, các văn bản chồng chéo lên nhau, thiếu sự thống nhất,

đồng bộ. Trong khi đó ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật. Nếu môi trƣờng pháp lý không tốt sẽ gây khó khăn cho ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, sẽ tạo ra những khe hở pháp luật để cho những đối tƣợng xấu lợi dụng, luồn lách

Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nƣớc…Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn vủa ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hàng trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với một khách hàng, quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng…

Vì vậy mà để nâng cao đƣợc chất lƣợng bảo đảm bằng tài sản của NHTM thì cần phải làm cho môi trƣờng pháp lý tốt hơn nữa, ý thức chấp hành pháp luật tốt các văn bản ban hành cần phải đƣợc đồng bộ, thống nhất, đồng thời, minh bạch, có tính thực tế.

Ngoài môi trƣờng pháp lý thì môi trƣờng kinh tế cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM. Do nền kinh tế càng phát triển thì doanh nghiệp càng phải hoàn thiện mình hơn, phải có những dự án sản xuất có hiệu quả hơn, và muốn làm đƣợc điều ấy cần phải có một số vốn lớn. Vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đáp ứng đƣợc phần nào, còn lại phải đi vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Khi đó càng phải quan tâm đến TSBĐ và chất lƣợng của nó.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã tổng hợp và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thƣơng mại, rủi ro tín dụng và cho vay bảo đảm bằng tài sản tại các NHTM. Luận văn cũng phân tích những vấn đề cơ bản liên quan đến cho vay bảo đảm bằng tài sản: sự cần thiết, mục tiêu, nội dung trong hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản.

Những cơ sở lý luận của Chƣơng 1 là nền tảng để phân tích, đánh giá hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Gia Lai.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM GIA LAI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM GIA LAI

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Gia Lai

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam, gọi tắt là BIDV, là ngân hàng đƣợc thành lập sớm ở Việt Nam theo Nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957. Lịch sử xây dựng, trƣởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là một chặng đƣờng đầy gian nan thử thách nhƣng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nƣớc của dân tộc Việt Nam:

BIDV Nam Gia Lai đƣợc thành lập từ ngày 01/07/2013 theo số 567/ năm 2013 của Chủ tịch HĐQT BIDV ký duyệt. BIDV Nam Gia Lai là đơn vị phụ thuộc, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ Ngân hàng theo quy định của pháp luật và của BIDV. Mặc dù mới thành lập, cơ sở vật chất chƣa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn non trẻ nhƣng bằng sự chỉ đạo của ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cùng với sự nỗ lực, sự yêu nghề của từng cán bộ nhân viên nên hoạt động kinh doanh không ngừng tăng lên cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, ngày càng đã tạo đƣợc uy tín, mở rộng thị trƣờng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh Gia Lai.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của chi nhánh

a. Mô hình tổ chức

BIDV Nam Gia Lai đƣợc tổ chức một cách khoa học và có hệ thống. Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức, cơ cấu của BIDV Nam Gia Lai:

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức BIDV Nam Gia Lai

Ban giám đốc: đứng đầu là giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là ngƣời quyết định cao nhất và cũng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc BIDV về mọi hoạt động và quản lý của chi nhánh. Giám đốc giám sát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh,

là ngƣời trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Dƣới quyền giám đốc là 3 phó giám đốc phụ trách.

Tiếp theo là các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

b. Chức n ng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng cụ thể nhƣ sau:

Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp:

Quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định; Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng; Thực hiện việc xử lý nợ xấu.

Phòng quan hệ khách hàng cá nhân:

Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Thực hiện các tác nghiệp về mua bán ngoại tệ theo các quy trình, quy định hiện hành của BIDV; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thƣơng hiệu...

Phòng Quản lý rủi ro

Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tƣ đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phƣơng án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của BIDV.

Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân

loại nợ của phòng Khách hàng theo đúng các quy định của BIDV.

Phòng Giao dịch khách hàng: Đầu mối về công tác phát triển dịch vụ trong toàn Chi nhánh, thực hiện tham mƣu xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ của Chi nhánh trong từng giai đoạn và biện pháp thực hiện. Thƣờng trực Ban phát triển dịch vụ của Chi nhánh; trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng:

Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh BIDV và của khách hàng; tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nƣớc và các đơn vị liên quan.

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thực hiện nhiệm vụ định hƣớng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Xây dựng và đánh giá hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh theo kế hoạch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giao.

Phòng Tài chính - Kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.

Phòng Tổ chức – Hành chính

Công tác tổ chức nhân sự: Đầu mối tham mƣu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị, hậu cần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 36 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)