Nâng cao chất lƣợng công tác xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 97 - 100)

7. Tổng quan tài liệu tham khảo

3.2.6. Nâng cao chất lƣợng công tác xử lý tài sản bảo đảm

Việc tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm gồm xác định nguồn thông tin thẩm định, nội dung thẩm định, viết báo cáo thẩm định thƣờng trực tiếp do cán bộ tín dụng thực hiện chỉ trừ những khách hàng mới thì việc thẩm định TSBĐ sẽ gồm có một cán bộ tín dụng, một cán bộ thẩm định, giám đốc hoặc phó giám đốc, trƣởng phòng tín dụng ngoài ra cón có thể có cán bộ rủi ro. Do đó chất lƣợng tài sản bảo đảm có đƣợc tốt hay không còn phụ thuộc vào cán bộ tín dụng điều này có thể làm giảm kết quả thẩm định, đánh giá TSBĐ.

Vì vậy một giải pháp để nâng cao đƣợc chất lƣợng TSBĐ là nên thành lập một hội đồng thẩm định, định giá tài sản riêng tại chi nhánh. Điều này sẽ

giúp việc thẩm định tài sản đƣợc chuyên môn hơn và chính xác khách quan hơn. Đồng thời giảm chi phí và thời gian cho chi nhánh mà chất lƣợng công việc cũng đƣợc nâng cao hơn.

Tăng cƣờng sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng tại địa phƣơng: + Việc xử lý nợ, đối với doanh nghiệp địa phƣơng rất khó khăn. Đôi khi vì lợi ích cục bộ của địa phƣơng, chính quyền địa phƣơng có xu hƣớng ủng hộ các giải pháp xử lý TSBĐ theo hƣớng có lợi cho địa phƣơng nhƣng bất lợi cho ngân hàng, biến vốn của ngân hàng thành tài sản của địa phƣơng. Ví dụ: Chính quyền địa phƣơng ra quyết định thu hồi tài sản để giao cho đơn vị khai thác cho chủ tài sản với giá rẻ, khiến việc xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng bị trì hoãn không thực hiện đƣợc.

+ Một số trƣờng hợp, bên ủy thác chậm trễ trong việc phối hợp và thống nhất phƣơng án đƣa tài sản ra bán đấu giá, làm kéo dài tiến độ xử lý tài sản của ngân hàng.

+ Ngoài ra một số đơn vị ủy thác đã đề nghị xác định giá khởi điểm đấu giá không hợp lý, cao hơn giá thị trƣờng nên sau nhiều lần thông báo vẫn không bán đƣợc, tình trạng này không những làm tăng chi phí xử lý tài sản thế chấp mà còn làm mất nhiều thời gian xử lý.

- Thành lập tổ chuyên xử lý tài sản để thu hồi nợ nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ cho ngân hàng. Vì khi thành lập tổ này, cán bộ chuyên trách sẽ đƣợc đào tạo chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xử lý tài sản, khi đó quá trình chuẩn bị các thủ tục pháp lý để xử lý tài sản đƣợc thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn của ngân hàng. Nhƣ vậy có thể khắc phục tình trạng CBTD phụ trách quá nhiều việc cùng một lúc, nhƣ vậy sẽ quá sức và kết quả công việc không hiệu quả.

- Khai thác các TSBĐ trong thời gian chờ xử lý nhằm thu hồi nợ. Nghị định 163 của Chính phủ ra đời cùng với các văn bản, quyết định của Chủ tịch

HĐTV BIDV đã hƣớng dẫn Chi nhánh trong việc xử lý TSBĐ. Tuy nhiên, do việc triển khai thực hiện của các ngành còn rất chậm và chƣa đồng bộ, thống nhất nên việc xử lý TSBĐ của các ngân hàng gặp nhiều vƣớng mắc, nợ xấu đƣợc xử lý rất chậm. Để xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay có hiệu quả, đúng quy định, giảm thấp nợ xấu, ngân hàng cần tập trung làm rõ các nội dung sau: + Trƣớc hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay của các khoản nợ xấu, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý. Đặc biệt, các tài sản thế chấp là nhà đất trong những năm qua có nhiều thay đổi trong quy định giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng cần có biện pháp quản lý, bổ sung khi khách hàng đã xin đổi, cấp lại giấy tờ theo mẫu mới, tránh để xảy ra lợi dụng, lừa đảo hoặc thiếu cơ sở xử lý tài sản. Đồng thời, cần các tổ chức đánh giá lại hiện trạng, giá trị của các TSBĐ và tiến hành phân loại các tài sản đó, từ đó đề ra biện pháp xử lý thích hợp.

+ Tiến hành các bƣớc và các biện pháp xử lý tài sản phù hợp với thực trạng từng trƣờng hợp cụ thể, trên cơ sở các quy định tại Nghị định 163 và các văn bản hƣớng dẫn liên quan. Để giảm bớt chi phí nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả, cần đặt biệt quan tâm xử lý TSBĐ theo các phƣơng thức thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Biện pháp này có thể áp dụng phổ biến khi khách hàng có tƣ cách, có thiện chí giải quyết nợ,… nhằm đơn giản hóa thủ tục, giải quyết nhanh, chi phí thấp nhƣng vẫn có thể đảm bảo đƣợc giá bán cao, từ đó giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng và ngân hàng.

+ Nếu biện pháp trên không thực hiện đƣợc, ngân hàng cần chủ động lựa chọn thực hiện việc xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 163: bán TSBĐ, nhận TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc giao cho bên bảo đảm.

chóng giải quyết vốn vay bị ứ đọng. Trong thời gian chƣa xử lý đƣợc tài sản, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để thu giữ, sử dụng các tài sản đó nhằm tạo nguồn thu nợ (đƣa tài sản vào kinh doanh, cho thuê,…). Số tiền thu đƣợc sau khi trừ các chi phí cần thiết trong việc xử dụng tài sản, đƣợc dùng để thu hồi nợ.

+ Cần đề ra các biện pháp xử lý thích hợp trong các trƣờng hợp tài sản đã đƣợc xử lý xong không đủ thu hồi nợ. Về phía khách hàng, phải yêu cầu nhận nợ số còn thiếu và phải cam kết, lập kế hoạch trả nợ cụ thể. Trƣờng hợp khách hàng không chịu nhận nợ, phải xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong các trƣờng hợp định giá quá cao do chủ quan của cán bộ ngân hàng dẫn đến tổn thất, phải quy trách nhiệm bồi hoàn.

Trong quá trình xử lý tài sản, đặc biệt là QSDĐ và các tài sản gắn liền với đất, ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng để đảm bảo cho việc xử lý tài sản nhanh, đúng luật, có hiệu quả; các thủ tục chuyển nhƣợng, sang tên đƣợc tiến hành với chi phí thấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)