7. Tổng quan tài liệu tham khảo
1.2.4. Phân tích các biện pháp tiến hành cho vay bảo đảm bằng tài sản
sản của ngân hàng thƣơng mại
a. Phân tích hoạt động phát triển h ch hàng gia t ng thị ph n trong cho vay bảo đảm bằng tài sản
hàng, gia tăng thị phần nhằm thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Song song đó, ngân hàng vẫn phải đảm bảo hạn chế rủi ro. Chính vì vậy, ngân hàng phải nghiên cứu, phân đoạn thị trƣờng để xác định thị trƣờng và khách hàng mục tiêu của mình mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có các sản phẩm và chính sách thích hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng, bảo đảm hợp lý hóa cơ cấu cho vay bảo đảm bằng tài sản, thu hút đƣợc khách hàng, chiếm lĩnh đƣợc thị phần.
Phân tích hoạt động phát triển khách hàng sẽ giúp ngân hàng định hƣớng đúng sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trƣờng ở cả hiện tại và tƣơng lai thông qua các hoạt động nhƣ thu thập thông tin thị trƣờng, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ và lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và ngân hàng thông qua các hoạt động nhƣ tham gia xây dựng và điều hành chính sách lãi suất, phí, kích thích hấp dẫn phù hợp với từng loại khách hàng…
Phân tích hoạt động phát triển khách hàng góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng bằng cách giải quyết 3 vấn đề lớn: tạo đƣợc tính độc đáo linh hoạt của tài sản bảo đảm, làm rõ đƣợc tầm quan trọng của sự khác biệt với khách hàng, duy trì lợi thế về sự khác biệt của ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh.
b. Phân tích hoạt động bảo đảm chất lượng dịch vụ cung ứng trong cho vay bảo đảm bằng tài sản
Chất lƣợng dịch vụ là một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ một ngân hàng thƣơng mại nào, nó quyết định lòng tin, sự trung thành của khách hàng với ngân hàng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu và thu nhập của ngƣời dân ngày càng cao, cạnh tranh các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Vì vậy việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ là một vấn đề rất
quan trọng đối với ngân hàng. Do đó, cũng phải coi trọng vai trò của chất lƣợng dịch vụ nói chung và chất lƣợng dịch vụ trong cho vay bảo đảm bằng tài sản nói riêng.
Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng cần quan tâm các yếu tố sau:
- Giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng.
- Đảm bảo sự tin cậy đối với khách hàng: Thực hiện các nghiệp vụ chính xác, đúng thời gian cam kết; thực hiện đúng lời hứa; giúp đỡ và quan tâm khách hàng khi khách hàng gặp trở ngại; chú trọng vào việc không để tạo ra lỗi trong cả quá trình làm việc.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Lịch sự, niềm nở với khách hàng, có đủ kiến thức chuyên môn để trả lời các câu hỏi của khách hàng.
- Nâng cao cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ: lựa chọn địa điểm thuận tiện, các trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, trang phục của nhân viên ngân hàng gọn gàng, trang nhã. Các tài liệu liên quan đến sản phẩm, chẳng hạn nhƣ tờ rơi và các bài giới thiệu có đƣợc thiết kế đẹp, dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn…
c. Phân tích hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay bảo đảm bằng tài sản
Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Những rủi ro trong hoạt động cho vay co thể làm giảm uy tín, giảm lợi nhuận của ngân hàng, nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. Mặc dù, các ngân hàng hiện nay chủ yếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Tuy nhiên, để phát triển cho vay bền vững thì phải kiểm soát rủi ro ở một giới hạn đó là sự đánh đổi cân bằng giữa doanh lợi và rủi ro bằng cách nhƣ sàng lọc khách hàng, kiểm soát quy trình cho vay bảo đảm bằng tài đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, cụ thể:
Hoạch định và thực thi chính sách tín dụng chặt chẽ nhằm lựa chọn khách hàng, đối tƣợng khách hàng, các điều kiện tín dụng.
Thực hiện quy trình cho vay bảo đảm bằng tài sản chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể: Sử dụng tốt kết quả xếp hạng và tái xếp hạng tín dụng nội bộ trong chính sách cho vay nhằm lựa chọn khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm chính xác…
Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra sau: Giám sát nợ vay, khách hàng vay, thực hiện định ký tái định giá tài sản bảo đảm, theo dõi thƣờng xuyên tình trạng nợ, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro từ đó kịp thời đƣa ra những điều chỉnh chính sách quản lý nợ phù hợp, sớm phát hiện và xử lý nợ có vấn đề.
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro.