Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các chính quyền địa phương luôn cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, nhằm thu hút mạnh mẽ
nguồn vốn FDI cho phát triển. Mỗi địa phương tùy vào điều kiện, thế mạnh riêng của mình sẽ tự tìm hiểu và xây dựng các biện pháp thu hút có tính đặc thù riêng của mình. Qua đó mỗi nhà đầu tư cần tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực nào sẽ có thông tin riêng của địa phương đó. Sau đây là một số biện pháp cơ
bản, quan trọng mà các địa phương đều cần thực hiện để xây dựng được một môi trường đầu tư tích cực, nhằm có thể thu hút và huy động được hiệu quả
dòng vốn FDI, các nội dung này thường được các địa phương thực hiện một cách đồng bộ.
a. Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại
Cơ sở hạ tầng là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất, tiến độ đầu tư, chất lượng sản phẩm. Điều đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận – mục tiêu cốt lõi của các nhà đầu tư. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện tiên quyết, nó thể hiện ở chất lượng hệ thống đường bộ, đường biển, hàng không, thông tin liên lạc thuận lợi, kịp thời. Thực tế cho thấy, nguồn vốn đầu tư chỉ chảy vào những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi, mà trước hết thể hiện ở hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại .
So với yêu cầu phát triển kinh tế thì cơ sở hạ tầng ở phần lớn các địa phương của Việt Nam còn nhiều yếu kém, cần phải có đầu tư thích hợp cho việc nâng cao cơ sở hạ tầng. Những khả năng ngân sách của chính phủđầu tư
vào lĩnh vực này là rất hạn chế. Bởi vậy các địa phương cần đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm vốn viện trợ, vốn vay, vốn FDI và vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước.
b. Xây dựng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư hấp dẫn
Trên cơ sở căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các địa phương cần sớm thiết lập chính sách ưu đãi thu hút đầu tư. Chính sách này cần tập trung vào những mục tiêu phát triển rõ ràng, xác định các ưu tiên, chiến lược cho từng lĩnh vực....Chính sách này cũng cần đề ra những định hướng vận động và những hành động cụ thể để thu hút các nhà
đầu tư quan tâm, đồng thời cũng cần sắp xếp những lĩnh vực có những đặc
điểm mà nhà đầu tư có thể phát huy được những thế mạnh vốn có của mình. Thực tế các nhà đầu tư luôn lựa chọn những nơi mà họ có thể tận dụng được nhiều chính sách ưu đãi nhằm giảm thiểu tối đa chi phí bỏ ra. Các chính sách
ưu đãi thường là chính sách hỗ trợ về thuế hay hỗ trợ các khoản chi phí liên quan đến dự án theo lĩnh vực đặc thù của địa phương như đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng…
c. Ban hành quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khoa học, rõ ràng
Với một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, có tính chiến lược phát triển dài hạn sẽ hình thành các dự án có tính tổng thể, đồng bộ cho các
địa phương. Thông qua quy hoạch, xác định dự án cần thiết gọi vốn đầu tư
theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể. Trong quá trình quy hoạch và chuẩn bị dự án đầu tư trực tiếp phải hết sức chú ý sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước ngoài của từng loại dự án, như vậy sẽ tạo được sự
tin tưởng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư.
d. Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ
Các thủ tục hành chính là một trong những rào cản lớn nhất trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thủ tục hải quan, thủ tục hoàn thuế, thủ tục cấp đất, giao đất…nhất là những dự án có liên quan đến đền bù giải toả mặt bằng cần được đơn giản, hiện đại hóa sẽ dẫn đến việc triển khai dự án nhanh
chóng được thực hiện, khuyến khích các nhà đầu tư và tăng yếu tố hấp dẫn của môi trường đầu tư của các địa phương.
e. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Chất lượng nguồn nhân lực tại mỗi địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bởi vì trên thực tế các dòng vốn FDI từ các quốc gia phát triển chảy vào các nước đang phát triển có nhiều lý do, một trong số đó là tranh thủ khai thác nguồn lao động dồi dào với chi phí rẻ hơn so với quốc gia khác. Vì vậy mỗi địa phương cần có những giải pháp về nguồn nhân lực để có thể thu hút tốt hơn dòng vốn FDI, như:
Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương mình, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ cao ở các lĩnh vực đặc thù của
địa phương.
Áp dụng các biện pháp nhằm thu hút những lao động có năng lực và trình độ cao từ các nơi khác về địa phương.
Vận động các nhà tài trợ nước ngoài tài trợ cho các khoá học nâng cao năng lực cho lực lượng lao động tại địa phương.
f. Thực hiện xúc tiến đầu tư hiệu quả
Công tác xúc tiến đầu tư là công việc của mỗi địa phương chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư để đầu tư vào địa phương mình. Thông qua các quan hệ
hiện có giới thiệu những lĩnh vực, những dự án đang cần các nhà đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế, các bộ ngành trung ương, các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế…
Các địa phương cần xây dựng chính sách, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mình trong từng năm, từng giai đoạn; đồng thời liên kết với các đơn vị trong và ngoài địa phương mình nhằm khai thác, cung cấp các dịch vụ về môi giới đầu tư, thực hiện công tác tư vấn cho các đối tác có nhu cầu vềđầu tư. Bên cạnh đó kết hợp
với đào tạo nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các kỹ
năng hội nhập quốc tếđể có thể tiếp cận tốt hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Xúc tiến đầu tư bao gồm hoạt động xây dựng và giới thiệu hình ảnh địa phương mình, đặc biệt giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho các nhà
đầu tư nước ngoài; các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư. Xúc tiến đầu tư đặc biệt quan trọng đối với các địa phương bắt
đầu quá trình thu hút FDI hoặc vừa thay đổi các chính sách liên quan đến FDI, khuyến khích FDI. Hoạt động xúc tiến đầu tư lúc này sẽ giúp các chủ đầu tư biết đến những chính sách thuận lợi dành cho FDI mới được ban hành
ở địa phương nhận đầu tư. Từ đó chủ đầu tư sẽ cân nhắc và đi đến quyết định có đầu tư hay không vào địa phương đó. Thực tế cho thấy một số địa phương không thành công trong thu hút FDI mặc dù đã đưa ra nhiều cải tiến về chính sách có liên quan đến FDI theo hướng tạo thuận lợi và dành nhiều ưu đãi cho FDI, lý do vì các chủ đầu tư nước ngoài không được biết đến các thay đổi này. Như vậy hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ giúp các chủ đầu tư nước ngoài biết đến và phản ứng kịp thời với các thay đổi trong chính sách FDI của địa phương nhận đầu tư, đặc biệt hoạt động này giúp các chủ đầu tư phát hiện
được các cơ hội mới mà nếu tự tìm hiểu thì có thể chủ đầu tư sẽ không kịp thời thấy được các cơ hội này. Xúc tiến đầu tư sẽ giúp rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý giữa địa phương nhận đầu tư và chủ đầu tư vì thông tin đến
được với chủđầu tư kịp thời. Việc giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư
có thể được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng có thể qua những cuộc tiếp xúc riêng với các nhà đầu tư. Thậm chí đối với các chủ đầu tư là các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia lớn, công tác xúc tiến đầu tư có thểđược tiến hành với riêng từng chủđầu tư.
g. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng thông qua cung cấp các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hoá trung gian khác. Điều đặc biệt là công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏđảm nhiệm.
Theo xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay của kinh tế thế giới, những quốc gia, địa phương phát triển mạnh được ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có một lợi thế không nhỏ trong việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn công ty lớn ở các quốc gia phát triển.
Ngoài các biện pháp nói trên, các địa phương sẽ cố gắng xây dựng riêng cho mình những chính sách, biện pháp đặc thù mang tính chất là thế mạnh của tỉnh hoặc vùng miền để có được tính cạnh tranh cao trong thu hút nguồn vốn FDI, hoặc cùng liên kết với các địa phương lân cận để tạo ra được một vùng kinh tế có thế mạnh riêng.