Kết quả về chất lượng huy động vốn FDI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 91 - 96)

Trong 25 năm qua, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng năm 1986 và Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 ra đời, đã có hàng trăm lượt khách nước ngoài đến từ nhiều nước như: Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật, Bỉ, Phần Lan, Malaysia, Mỹ, Hà Lan, Singapore, Canada, Trung Quốc,

Đài Loan...; lĩnh vực mà các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu nhiều nhất là trồng, chế biến nông lâm sản; khai khoáng; vật liệu xây dựng, chăn nuôi đại gia súc; xây dựng khu đô thị, dịch vụ...

Trong số 9 dự án đang trong quá trình hoạt động thì có 6 dự án từ các nước Nhật Bản, Singapore và Hà Lan (mỗi quốc gia đầu tư vào 2 dự án) và các dự án này đều thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, sản xuất và chế biến, chiếm tổng số vốn đầu tư là 151,68 triệu USD. Còn lại 3 dự án đến từ các nước Anh, Thái Lan và Pháp.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk còn có 29 chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

a. Cơ cu vn FDI trong các lĩnh vc

Vốn FDI tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực sản xuất, chế biến từ nguyên liệu nông lâm sản với 05 dự án chiếm 56% về số dự án và 41,69% về tổng vốn đầu tư, còn lại vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất nhiên liệu với 2 dự án, số vốn đạt 49,54%; lĩnh vực bán lẻ 01 dự án chiếm 8,65% tổng số

vốn; lĩnh vực nông nghiệp 01 dự án chiếm 0,12% tổng số vốn. Như vậy, tỷ

trọng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản, chủ yếu là cà phê là rất lớn, như vậy đã bước đầu khai thác được các lợi thế cũng như tiềm năng của

tỉnh. Ngoài ra ngành công nghiệp chế biến nhiên liệu tuy số dự án ít nhưng tổng số vốn lại lớn, đây là điểm mà tỉnh cần lưu ý để khai thác hiệu quả về

sau. Bên cạnh đó ta thấy lĩnh vực dịch vụ, du lịch cũng chưa thu hút được dự

án nào, đây là một trong những tiềm năng mà Đắk Lắk chưa thể phát huy. Tỉnh cần xác định được nguyên nhân để có thể thay đổi hoàn cảnh và nhận thức, từ đó mở ra cơ hội đầu tư vào những ngành này, một mặt tận dụng được tiềm năng, mặt khác giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những lao động trong lĩnh vực này.

Hình 2.2: Cơ cu vn FDI vào các lĩnh vc ti Đắk Lk b. Giá tr thu NSNN t các d án FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng góp cho Ngân sách Nhà nước; thực hiện đúng các thủ tục hoàn thuế; tuy nhiên các dự án FDI đang hoạt động tại tỉnh còn mang tính giản đơn, vốn

đầu tư thấp, công nghệ chưa cao, nên tác động và đóng góp đối với tỉnh còn hạn chế. Một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ cao hơn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa đi vào sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu từ Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2010 đến nay, đã có 06 trong 09 doanh nghiệp FDI đã đóng góp được 99,147 tỷđồng vào Ngân sách Nhà nước. Trong khi đó tổng số thu từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ

năm 2010 đến 2014 đạt 11.050 tỷđồng. Như vậy số thu NSNN từ các doanh 49.54% 8.65% 0.12% 41.69% Sản xuất, chế biến nông lâm sản Công nghiệp SX nhiên liệu Bán lẻ (8,65% ) Nông nghiệp (0,12% )

nghiệp FDI cho Ngân sách chỉ bằng 0,9% so với toàn bộ số thu từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đây là kết quả mặc dù còn thấp nhưng phù hợp với hiện trạng mà lượng vốn FDI đã huy động được còn hạn chế tại Đắk Lắk.

Bng 2.11. Tình hình np NSNN ca các d án FDI trong tnh Đắk Lk Số thuếđã nộp NSNN (Triệu đồng) STT Doanh nghiệp 2010 2011 2012 2013 Từ 01/01/2014 đến 31/5/2014 Tổng 1 Công ty TNHH hoa Đắk Lắk 0 2 Công ty TNHH DakMan Việt Nam 174 3.435 2.138 1.444 499 7.690 3 Công ty TNHH Olam Việt Nam 6.829 28.244 21.753 6.299 4 63.129 4 Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam 5.460 12.153 8.877 1 26.491 5 Công ty TNHH Cà Phê Hà Lan Việt Nam 458 427 716 15 3 1.619 6 Công ty TNHH Cà phê ngon 0 7 Công ty CP nhiên liệu MS Việt Nam 0 8 Công ty TNHH Metro Cash & Carry

Việt Nam

200 15 3 218

9 Vinagas Tây Nguyên 0

Tổng cộng: 99.147

c. Giá tr vic làm và nâng cao trình độ lao động

Có thể nối khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn là khu vực hấp dẫn các lực lượng lao động hiện nay, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao và sự hấp dẫn trước hết là do mức thu nhập cao.

Việc nâng cao thu nhập các doanh nghiệp FDI có tác động mạnh đến việc cải thiện chế độ tiền lương và điều kiện làm việc ở các khu vực lao động khác. Sự cạnh tranh thu hút lao động lành nghề, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chất xám ở các doanh nghiệp trong nước đã làm cho thị trường lao động trở nên năng động hơn. Qua đó tác động tích cực đến giá cả hàng hoá sức lao

động trên thị trường, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và năng lực lao

động người lao động.

Để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của môi trường việc làm hiện đại, các doanh nghiệp FDI đã tiến hành tuyển chọn kỹ càng, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề như điện tử, sản xuất ô tô - xe máy, bưu chính viễn thông, ... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI luôn đặt cho người lao động trong sự nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình bằng những yêu cầu khắt khe đối với công việc cùng với những hứa hẹn về khả

năng thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao.

Hiện nay các dự án đầu tư nước ngoài hình thành và hoạt động trên địa bàn Đắk Lắk vừa góp phần giải quyết việc làm thường xuyên hàng năm cho khoảng 500 lao động, với thu nhập bình quân khoảng 3.500.000 đồng/tháng, vừa góp phần đào tạo tay nghề cho người lao động, vừa góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho địa phương. Bởi vì, hầu hết những lao động trực tiếp khi mới tuyển vào nhà máy đều là những lao động phổ thông, tay nghề thấp; qua quá trình hoạt động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động trực tiếp và gián tiếp đều được đào tạo, nâng cao tay nghề và phục vụ tốt hơn cho sản xuất của doanh nghiệp.

số quy mô các dự án không lớn do đó chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của địa phương. Tuy nhiên nhìn chung, các doanh nghiệp FDI góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tay nghề và trình độ quản lý doanh nghiệp cho người lao động, mà bước đầu đang kích thích và đánh thức năng lực lao động của Đắk Lắk. Qua đó, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của thị

trường lao động địa phương. Bên cạnh những tích cực có được, vẫn phát sinh các vấn đề tiêu cực trong lao động, ví dụ các doanh nghiệp chủ yếu hướng

đến các lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến nhu cầu ổn định công việc của người lao động, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp FDI đối với việc sử người lao

động tàn tật, lao động có độ tuổi không còn trẻ hiện nay là chưa cao. Do đó công tác quản lý đối với lĩnh vực này cũng nên được xem xét ngay từ đầu để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

d. Chuyn giao công ngh

Các dự án FDI là một trong những kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.

Theo thống kê, từ năm 1993 đến nay, cả nước có 605 hợp đồng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI đã được phê duyệt, đăng ký, chiếm 63,6% tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ của quốc gia. Nội dung các hợp đồng chuyển giao công nghệ thường tập trung vào việc chuyển giao quy trình công nghệ; bí quyết công nghệ; trợ giúp kỹ thuật; đào tạo; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp... So với con số hơn 14.000 dự án FDI đầu tư

vào Việt Nam trong 25 năm qua thì số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện còn quá ít ỏi.

Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực FDI được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ. Thông qua mối quan hệ với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp

trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự để sản xuất sản phẩm, dịch vụ thay thế và sản phẩm, dịch vụ khác để tránh cạnh tranh. Đồng thời có tác

động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ trợ cho hoạt

động của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ. Một số

ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ là dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá có hiệu quả nhất.

Tại Đắk Lắk, các doanh nghiệp FDI phần lớn là hình thức 100% vốn nước ngoài, cũng gần như chưa đầu tư nhiều vào các nhà máy, máy móc và công nghệ kỹ thuật. Trong khi đó, hướng thu hút FDI của Đắk Lắk thời gian tới là chú trọng phát triển, sử dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm có giá trị, phát triển hạ tầng. Như vậy mục tiêu tiếp cận công nghệ

cao gần như chưa đạt được, cùng với số lượng ít ỏi dự án FDI huy động được hiện nay. Tuy nhiên cũng có trường hợp là Công ty TNHH Cà phê Ngon (Singapore) với nhà máy chế biến cà phê hòa tan đặt tại huyện Cư Kuin, đã

đầu tư công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD. Qua đó Đắk Lắk nên nghiên cứu kỹ và sửa các quy định liên quan,

đẩy mạnh chính sách ưu đãi các dự án công nghệ cao đủ hấp dẫn, đồng thời, chuẩn bị nguồn nhân lực để có khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)