Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạt ầng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 81)

Hệ thống giao thông khá phát triển, có các tuyến Quốc lộ 14 đi thành phố Hồ Chí Minh (cách 350km), đi Gia Lai (cách TP. Pleiku 190km), và nối với đường Hồ Chí Minh tại tỉnh Kon Tum; Quốc lộ 26 đi Khánh Hòa (cách thành phố Nha Trang 180km); Quốc lộ 27 đi Lâm Đồng (cách thành phố Đà Lạt khoảng 200 km). Bên cạnh đó còn có hệ thống xe buýt từ thành phố Buôn Ma Thuột đến tất cả trung tâm 13 huyện và 1 thị xã trong tỉnh. Sân bay Buôn Ma Thuột hiện đang có 02 hãng hàng không khai thác, hàng ngày có các chuyến bay thẳng từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hệ thống đường ôtô đến được tất cả các trung tâm xã. 100% trung tâm xã có điện lưới quốc gia. Nguồn nước đáp ứng tương đối đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống điện thoại cốđịnh và di động đã phủ khắp tỉnh. Đường truyền internet tốc độ cao cũng đã có ở tất cả các huyện. Bên cạnh 4 bệnh viện lớn tại thành phố Buôn Ma Thuột, còn có hệ thống các bệnh viện tuyến huyện và 100% phường, xã có trạm xá. Ngoài các ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư – Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn…hầu hết các ngân hàng thương mại khác đều có chi nhánh tại Đắk Lắk.

Tuy nhiên, chất lượng công trình hạ tầng vẫn còn yếu kém, hệ thống quốc lộ chậm được nâng cấp, cải tạo và chất lượng thấp như QL26 bề rộng mặt đường hẹp và chất lượng mặt đường thấp, chậm được cải tạo; QL27 về cơ

bản mới chỉ tạm ổn phần trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đoạn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng quá nhỏ và xuống cấp (thời gian chạy cho xe ô tô là 6 tiếng/200km

đường) hệ thống đường tỉnh nhiều nơi đang xuống cấp, chỉ riêng hệ thống QL14 nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đã được Chính Phủ đầu tư, nâng cấp, đến nay đã hoàn chỉnh, đi vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho dân sinh và thương mại; thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho cây trồng

nhất là trong thời điểm nắng hạn; hạ tầng kinh tế kỹ thuật đô thị chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều khó khăn, bất cập. Khoảng cách từ trung tâm tỉnh tới các cảng biển, các trung tâm phát triển khá lớn (350km tới TP Hồ Chí Minh, 180km đến Khánh Hòa), cùng với chất lượng các tuyến quốc lộ kết nối với các cảng biển và trung tâm phát triển như

miền Đông Nam Bộ còn rất kém, chủ yếu là quốc lộ cấp IV miền núi và đa số đã xuống cấp cần phải sữa chữa, đó là mặt hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến

đầu tư từ bên ngoài vào Đắk Lắk, nhất là với các nhà đầu tư lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tỉnh đã công bố quy hoạch 03 khu công nghiệp và 15 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, với tổng diện tích quy hoạch là 1.780ha; trong đó 01 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp với tổng diện tích 614,73 ha đã được triển khai xây dựng hạ tầng, nhưng chưa hoàn chỉnh, đang tiếp tục mời gọi nhà đầu tư; tổng vốn đầu tư kể từ khi triển khai xây dựng là 407 tỷđồng từ các nguồn vốn khác nhau; trong đó, vốn do ngân sách hỗ trợ là 269 tỷđồng.

Đối với lĩnh vực đường giao thông, hiện nay có 460 km đường tỉnh, trong đó tỉnh đã nhựa hóa được 347 km, đạt 75,4%; đường huyện hiện có 956 km, trong đó đã nhựa hóa được 498 km, đạt 52%; đường xã có 2.393 km, trong đó nhựa hóa được 599 km, đạt 25%. Tổng hợp đã có 129/159 xã đã có

đường nhựa đến trung tâm, đạt 81%. Ngoài ra đối với hệ thống quốc lộ 14, quốc lộ 26 đi qua tỉnh đã và đang được Chính phủ nâng cấp, đạt chất lượng cao, phục vụ ngày càng tốt hơn cho phát triển kinh tế, qua đó cũng dần lấy

được niềm tin của các nhà đầu tư.

Về thuỷ lợi đã xây dựng được 607 công trình, gồm có 489 hồ chứa, 69

đập dâng, 01 đê bao; đảm bảo diện tích tưới cho 193.984 ha cây trồng có nhu cầu tưới, đạt tỷ lệ 70%.

Về thông tin tỉnh đã đạt được 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt. Mật độ thuê bao điện thoại tính cả cố định và di động đạt 107 máy/100 người dân, riêng thuê bao cố định đạt 15,7 thuê bao/100 dân; 7,43 thuê bao

internet/100 người dân.

Hiện nay cơ sở hạ tầng của Đắk Lắk vẫn được đánh giá là còn nhiều hạn chế và tỉnh đang quyết tâm tiếp tục các bước dần nâng cấp cơ sở hạ tầng ở

nhiều lĩnh vực nhằm thu hút vốn đầu tư cho tỉnh.

Với chủ trương đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư, Đắk Lắk tiếp tục quyết tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong danh mục các dự án mời gọi đầu tư

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015 [Phụ lục 1] cũng đã có nhiều dự án trong lĩnh vực nâng cấp cơ sở hạ tầng được kêu gọi đầu tư. Ngoài ra tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản để nâng cao công tác quản lý về xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)