QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN FDI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 108)

3.2.1. Quan điểm huy động vốn FDI

Để hình thành một sốđịnh hướng trong việc huy động vốn FDI, cần xác

nay, Đắk Lắk cần thống nhất một số quan điểm chủđạo như sau:

Cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh là mục tiêu cao nhất. Mục

đích cuối cùng mà tỉnh Đắk Lắk phải hướng tới là cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư và thu hút đầu tư từ nơi khác và nước ngoài vào tỉnh. Cải thiện môi trường kinh doanh chính là nâng cao chất lượng của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có chất lượng cao giúp cho các hoạt động đầu tư có được hiệu quả

cao nhất.

Phát huy tối đa tiềm năng và cơ hội đầu tư của Đắk Lắk song song với việc tạo động lực phát triển mới. Điều này thể hiện nguyên tắc phát triển hiệu quả, khai thác tối đa tiềm năng và cơ hội của tỉnh song song với việc tạo cơ

hội và tiềm năng phát triển mới. Trong rất nhiều trường hợp, việc tập chung phát huy tối đa khả năng của mình sẵn có có thể đem lại kết quả rất tốt. Do

đó, khi xây dựng chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh cần chú ý đến các yếu tố:

- Tận dụng và khai thác tối đa và có hiệu quả sự hỗ trợ của Chính phủ

(đặc biệt là những cơ chế, chính sách ưu đãi cho khu vực Tây Nguyên).

- Phát huy tối đa lợi thế địa lý của Tỉnh phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.

- Tập trung nỗ lực để giải quyết kịp thời và nhanh chóng những vấn đề

bức xúc nhất và khó khăn đang kìm hãm sự phát triển, hoạt động đầu tư có hiệu quả; đồng thời tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ những sản phẩm, lĩnh vực mũi nhọn và có lợi thế của tỉnh.

- Tập trung nguồn lực của Nhà nước vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình phát triển bền vững của Tỉnh.

số lượng. Quan điểm trong việc thu hút đầu tư cần phải được đổi mới và tiếp cận theo hướng:

- Thu hút đầu tư không có nghĩa là tạo ra nhiều “chính sách” với các ưu

đãi mà điều quan trọng là tổ chức thực hiện các chính sách một cách thuận lợi, hiệu quả, công bằng và minh bạch.

- Chú trọng đến việc “nuôi dưỡng” và phát huy thế mạnh của các nhà

đầu tư đã và đang kinh doanh tại địa bàn tỉnh; đồng thời, thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư nước ngoài và từ nơi khác nhằm thu hút nhà đầu tư có chất lượng cao, cam kết lâu dài và đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.

- Biện pháp và cách thức thu hút đầu tư phải mang tính thực chất, có trọng tâm, trọng điểm và mang tính bền vững.

- Môi trường đầu tư hấp dẫn không chỉ có môi trường trực tiếp cho hoạt

động đầu tư, kinh doanh mà còn bao gồm cả môi trường xã hội thuận lợi cho việc sinh sống và làm việc của nhà đầu tư.

Tăng cường sự phối hợp giữa các sở ngành. Thu hút đầu tư không phải chỉ là ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư mà thu hút đầu tư được xác định là mục tiêu cần đạt được của tổng thể các hoạt động của tỉnh. Do đó,

để thực hiện tốt điều này, thì cần phải có phối hợp hành động tổng thể của tất cả các ngành, cấp. Thực tiễn chỉ ra rằng, các địa phương có chỉ số PCI cao thường là nơi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành.

Tập trung hơn nỗ lực trong việc trợ giúp doanh nghiệp sau khi gia nhập thị trường. Thực tiễn chỉ ra rằng việc ra nhập thị trường mới chỉ là sự bắt đầu;

điều quan trọng hơn và cũng khó khăn hơn đối với doanh nghiệp là tồn tại và phát triển bền vững. Do đó, việc gắn bó với doanh nghiệp, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp lúc khó khăn mới là yếu tố then chốt quyết định chất lượng của môi trường kinh doanh.

doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh tại tỉnh. Thực tế

cho thấy, nhiều nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhưng không được cộng đồng doanh nghiệp cảm nhận và chia sẻ. Cộng đồng doanh nghiệp và công chúng chưa hiểu hết được những nỗ lực này của tỉnh. Do vậy, trong quá trình thực hiện các cải cách nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh, tỉnh sẽ tăng cường việc quảng bá và truyền thông rộng rãi.

Bên cạnh việc truyền thông, thì thực tiễn cho thấy, việc quảng bá hình

ảnh của tỉnh thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin, mở rộng cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào thảo luận và xây dựng chính sách có tác động rất lớn. Việc làm này sẽ giúp tỉnh hiểu rõ hơn thực tế kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp hiểu và chia sẽ được khó khăn của tỉnh; thông qua đó, cải thiện niềm tin và sự thân thiện của Chính quyền tỉnh.

Cải cách là một quá trình liên tục và thường xuyên. Bất kỳ một nỗ lực cải cách nào đều phải được coi là công việc thường xuyên và liên tục; đó không phải là công việc chỉ thực hiện một lần rồi sau đó dừng lại. Việc thường xuyên đánh giá, tổng kết các sáng kiến cải cách là cần thiết để có thể

kịp thời điều chỉnh để nhằm đạt kết quả cao nhất. Để làm được điều này, thì

điều kiện tiên quyết là cần có sự đồng thuận cao trong toàn bộ lãnh đạo Tỉnh

ủy, HĐND, UBND Tỉnh về chủ trương tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh để phát triển kinh tế- xã hội,

đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

3.2.2. Mục tiêu, định hướng huy động vốn FDI

Mục tiêu huy động vốn FDI gắn liền với tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020 là hàng năm thu hút vốn FDI từ

50 - 70 triệu USD/năm. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Đắk Lắk cần đưa ra những định hướng rõ ràng, từ đó giúp các nhà đầu tư hiểu được quyết tâm của

tỉnh phát triển trong lĩnh vực nào để tiến hành khảo sát và thực hiện đầu tư. Trong báo cáo Hội nghị tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội năm 2013, tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra các mục tiêu,

định hướng trong giai đoạn tới của tỉnh, đó là:

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

- Về trồng trọt và chế biến nông sản: hoạt động ĐTNN tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa, gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè… theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng và năng suất, hạ giá thành sản phẩm, khuyến khích các dự án

ứng dụng công nghệ sinh học, các dự án về giống cây trồng; các dự án bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch ứng dụng công nghệ hiện đại...

- Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi: hoạt động ĐTNN được

định hướng tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò, và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai,

đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao. Khuyến khích các dự án chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Về lâm nghiệp, khuyến khích đầu tư sản xuất giống cây lâm nghiệp năng suất cao và trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ; gắn với chế biến lâm sản.

Ngành Công nghiệp – Xây dựng

- Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, cơ khí nông nghiệp, công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng

- Công nghiệp phụ trợ: khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí nguyên, phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần năng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước.

Ngành dịch vụ

- Khuyến khích ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, tài chính – ngân hàng.

- Khuyến khích các nhà ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn bằng các phương pháp thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng hàng không, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước,….nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

3.3. KHẢ NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI

Khả năng thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là nhà đầu tư

nước ngoài tại Đắk Lắk là lớn do tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế.

Thực tế, tiềm năng để đầu tư tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung còn nhiều. Các khoảng trống cho các nhà đầu tư tương lai

đó là công nghiệp chế biến như: chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân bón phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp, chế biến cà phê, hồ tiêu, cao su chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

đều từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương; đó là phát triển nông nghiệp như chăn nuôi, trồng cây lương thực (khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp); đó là sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, chế biến thuốc trừ sâu… (hiện nay chủ yếu là nhập từ miền Đông Nam Bộ vừa tốn chi phí vận chuyển, vừa xa). Đây là những lĩnh vực mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ

vốn đầu tư nếu có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng (giao thông,

điện…), về sự hỗ trợ tốt của chính quyền địa phương trong các vấn đề liên quan đến đầu tư như thủ tục hành chính, đất đai, tín dụng, thông tin và thuế.

Việc ổn định an ninh, chính trị cũng là điều kiện tiên quyết để các nhà

đầu tư trong và ngoài tỉnh quyết tâm đầu tư và có ổn định an ninh, chính trị thì mới thu hút được đầu tư từ nước ngoài cũng như thu hút được khách du lịch

nước ngoài vào Đắk Lắk. Những năm gần đây các tỉnh Tây Nguyên đã kiểm soát được tình hình an ninh, chính trị do vậy khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh từ các nhà đầu tư ngoài tỉnh, ngoài nước và ngay trong nội tỉnh là rất lớn. Chỉ

trong giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư ngoài quốc doanh gần 20 ngàn tỷ đồng, gấp đôi số vốn đầu tư từ nhà nước. Từ đó có thể thấy khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư ngoài nhà nước là rất lớn và khả năng thu hút

đầu tư vẫn còn nhiều nếu Tỉnh có những chính sách phù hợp hơn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Tỉnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở

hạ tầng, cũng như quyết tâm cao của Lãnh đạo tỉnh và chính quyền cấp cơ sở. Bộ Chính trịđã có kết luận về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). Năm 2010, Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. UBND tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tính chất là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội toàn vùng; là trung tâm giáo dục, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao cấp vùng; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh; là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế; có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng.

Đắk Lắk nằm trong tam giác phát triển: khu vực Lào – Campuchia – Việt Nam. Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là một khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Phạm vi của Tam giác phát triển này bao gồm 10 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri ở miền Đông Campuchia, Attapu, Salavan, Xekong ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế, Tam giác phát triển sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế thông

qua việc tăng hiệu suất sử dụng các tiềm năng kinh tế sẵn có lên mức cao nhất tại khu vực phát triển mục tiêu. Các Tam giác phát triển cho phép các quốc gia khắc phục hạn chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai và cơ sở hạ

tầng thông qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi tiểu vùng. Ngoài lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia, Tam giác phát triển còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực. Trong trường hợp sự

hội nhập rộng rãi là khó có thể đạt được, những quan hệ mang tính song phương hay tiểu vùng có thể là những bước tiến đầu tiên để mở rộng quan hệ

hợp tác giữa các quốc gia.

3.4. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN FDI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Với những phân tích trên, để huy động được huy hiệu quả nguồn vốn FDI ở Đắk Lắk, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp vừa có tính lâu dài, vừa có tính cấp bách như sau:

Nhóm gii pháp v quy hoch, kế hoch

(1) Rà soát và hoàn thiện hệ thống quy hoạch. Rà soát một cách có hệ

thống toàn bộ quy hoạch trực tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, cụ thể là:

- Quy hoạch về sử dụng đất.

- Quy hoạch địa điểm xây dựng, quy hoạch chi tiết đô thị. - Quy hoạch về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh - Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Kết quả việc rà soát các quy hoạch là cơ sởđể:

- Đối với những quy hoạch đã ban hành: điều chỉnh nội dung chưa tốt, chưa tương thích giữa các quy hoạch; bãi bỏ những quy hoạch bất hợp lý, đặc biệt đối với quy hoạch về ngành, lĩnh vực kinh doanh.

- Ban hành ngay những quy hoạch còn thiếu. Việc tiếp tục xây dựng quy hoạch còn thiếu cần tập trung nguồn lực trước hết vào nơi có nhiều doanh

nghiệp đang hoạt động hoặc nơi là địa bàn đầu tư tiềm năng. Việc xây dựng, ban hành quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy hoạch và phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của người dân.

(2) Công bố công khai các quy hoạch đã xây dựng và ban hành trên địa bàn tỉnh. Công bố có thể thực hiện tại cơ quan có liên quan và đồng thời trên trang internet của tỉnh.

Nhóm gii pháp v ci thin cơ s h tng

(3) Cơ sở hạ tầng giao thông trục chính của tỉnh mặc dù đã có nhưng hiện nay xuống cấp trầm trọng như các trục QL26, QL27 sẽ làm cho lãng phí thời gian và chi phí vận chuyển đội lên rất cao, điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Vì vậy, UBND tỉnh cần có một chương trình cụ thể kiến nghị

Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tập trung cải tạo hệ thống giao thông này và

đặc biệt là mở mới QL29 nối cửa khẩu Đăk Ruê với các cảng biển miền

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 108)