Ban hành chính sách ưu đãi thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 66 - 72)

Trong giai đoạn nhu cầu lớn về vốn đầu tư phát triển, tỉnh Đắk Lắk một mặt vận dụng các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư do Chính phủ ban hành [15], một mặt chủ động nghiên cứu xây dựng những chính sách đặc thù của

địa phương nhằm ngày càng thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cả nguồn vốn FDI.

a. Chính sách h trđào to ngun nhân lc

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư quyết định có đầu tư vào một địa phương hay không. Bên cạnh đó nguồn nhân lực cũng là nhân tố then chốt để có thể hiện đại hóa một nền kinh tế. Do đó trong

những năm gần đây tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho công tác đào tạo lao động. Tuy nhiên hiện nay Đắk Lắk vẫn còn là một tỉnh nguồn thu chưa bù đắp được cho nguồn chi, vẫn phải hưởng trợ cấp ngân sách từ trung ương, do đó việc hỗ trợ cho việc đào tạo lao động vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Hiện nay các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, sản xuất nếu thực hiện công tác đào tạo lao động sẽ được tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ kinh phí như sau [11]: Doanh nghiệp sử dụng ít nhất 50% tổng số lao động của doanh nghiệp có hộ khẩu thường trú tại Đắk Lắk với thời hạn 02 năm trở lên sẽ được hưởng

ưu đãi như: Hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạo, nhưng không quá 2.000.000đ/người/khóa với lao động là người dân tộc thiểu số và không quá 1.500.000đ/người/khóa đối với dự án tại TP Buôn Ma Thuột và TX Buôn Hồ. Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề cho lao động chưa qua

đào tạo, nhưng không quá 3.000.000đ/người/khóa với lao động là người dân tộc thiểu số, và không quá 2.500.000đ/người/khóa đối với dự án còn lại trên

địa bàn.

Ngoài ra tỉnh Đắk Lắk còn ban hành và thực hiện các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh theo từng lĩnh vực như: Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn theo từng ngành nghề ở các lĩnh vực tiêu thủ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ [20]. Như vậy bước đầu đã có khuyến khích nhà đầu tư đào tạo lao động để đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên qua kết quả thực tế thì chưa có doanh nghiệp nào hưởng ưu

đãi này và cũng chưa có doanh nghiệp nào làm thủ tục để đề nghị hỗ trợ đào tạo. Các nhà đầu tư khi được phỏng vấn đều trả lời là không biết đến thủ tục này [18]. Thực tế, nguồn lực, trình tự, thủ tục để các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi này là chưa rõ ràng. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp đều

sử dụng lao động giản đơn không qua đào tạo hoặc nếu cần lao động qua đào tạo thì họ tuyển trực tiếp những lao động đã được đào tạo trong hoặc ngoài tỉnh chứ không tuyển về rồi mới đưa đi đào tạo.

Chính sách về đào tạo nhân lực chưa thực sự hiệu quả trong việc thu hút và hỗ trợ những nhà đầu tư. Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng chính sách

đào tạo nhân lực không có tác dụng, tác dụng ít hoặc chỉ ở mức trung bình đối với kết quả đầu tư của họ. Từ đây có thể nhận định rằng, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chưa có tác động tới nhà đầu tư do những doanh nghiệp cần hỗ trợ thì chính sách lại chưa rõ ràng nên khó thực hiện.

b. Chính sách ưu đãi xây dng cơ s h tng

Nhận biết được cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà còn nhiều yếu kém, chưa đáp

ứng được yêu cầu phát triển, nên quyết tâm của Đắk Lắk ngoài việc tự bố trí ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, còn ban hành thêm chính sách để kêu gọi các nhà đầu tư cùng tham gia [11], [12]. Hiện nay đối với các dự án bên trong khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) tỉnh sẽ sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ 100% chi phí chuẩn bị đầu tư (đền bù, giải phóng mặt bằng), hệ thống cổng, tường rào bao quanh cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp. Đối với các dự án bên ngoài KCN, CCN thì trong khâu Xây dựng

đường giao thông mà những dự án thuộc lĩnh vực Công nghiệp và thương mại, du lịch sẽ được ưu đãi kinh phí xây dựng đường giao thông đến hàng rào của dự án, cụ thể : Hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư, nhưng không quá 6 tỷ đồng cho mỗi dự án ở Huyện Easup, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông và MDrắk. Hỗ

trợ 30% tổng mức đầu tư, nhưng không quá 2 tỷ đồng cho mỗi dự án ở TP Buôn Ma Thuột. Hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư, nhưng không quá 4 tỷ đồng cho mỗi dự án ở các địa bàn còn lại trong tỉnh. Trong khâu xây dựng đường

điện hạ thế, các dự án thuộc các lĩnh vực Công nghiệp và thương mại, du lịch sẽ được tỉnh hỗ trợ 30% trở lên tổng mức đầu tư xây dựng đường điện hạ thế.

Tuy nhiên, các ưu đãi này vẫn chưa được các nhà đầu tư đón nhận. Nguyên nhân do tính khả thi của ưu đãi không cao. Cụ thể, đối với dự án du lịch, ngân sách tỉnh sẽ đầu tư xây dựng đường giao thông đến trung tâm vùng dự án đối với dự án du lịch, khu du lịch trọng điểm; nhưng trên thực tế thì ưu

đãi này gần như bằng không vì những khu du lịch trọng điểm của tỉnh và những chỗ có thể làm được du lịch thì đã có đường giao thông hiện có của tỉnh đến trung tâm vùng dự án rồi. Đối với những lĩnh vực khác cũng chưa khả thi vì ngân sách tỉnh cũng chỉ hỗ trợ được tối đa là 2 tỷđồng (20%), 4 tỷ đồng (40%) và 6 tỷ đồng (60%) tùy theo địa bàn huyện trong khi một công trình giao thông nếu đầu tư cho có hiệu quả thì đòi hỏi số vốn rất lớn hàng chục tỷ đồng mà điều này thì quá khả năng ngân sách của tỉnh. Tương tự như

vậy đối với đường điện hạ thế, nếu nhà đầu tư tự đầu tư thì chỉ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% lãi vay vốn đầu tư trong thời hạn 3 năm liền kề nhưng không quá 1 tỷ đồng cho mỗi dự án; trong khi để đầu tư một đường điện hạ

thế sẽ tốn nhiều tiền mà nhà đầu tư chỉđược hỗ trợ 30% phần lãi vay thì cũng chưa phải là một ưu đãi khiến nhà đầu tư phải tính toán.

Ngoài ra Nghị quyết 17/2008/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh (Nghị quyết 17) bao gồm tương đối nhiều biện pháp ưu đãi theo nhiều góc độ

khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đến nay mới chỉ 01 doanh nghiệp ngoài hàng rào Cụm công nghiệp, đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị quyết này về mặt bằng thực hiện dự án. Tỉnh

đã hỗ trợ giải phóng mặt bằng với số tiền khá lớn (30 tỷđồng) và nhà đầu tư đã bỏ ra khoảng gần 10 tỷ đồng nhưng cũng mới chỉ giải quyết được khoảng 80% mặt bằng. Do vậy, nếu tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ này thì Tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn về vốn để hỗ trợ.

c. Chính sách h tr tín dng

nhiều và là khó khăn lớn mà họ đang phải đối mặt. Nhận biết được điều đó

Đắk Lắk trong thời gian qua cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi nếu cần. Theo

đó nhà đầu tư nếu đủ điều kiện sẽ được vay vốn tại Quỹđầu tư phát triển của tỉnh [11]. Trường hợp nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển không đáp ứng được cho khoản vay hoặc dự án không nằm trong danh mục cho vay, thì nhà đầu tư có thể vay ở các Ngân hàng thương mại và được hỗ trợ lãi vay, tính theo tỷ lệ

phần trăm (%) phần chênh lệch lãi suất giữa Quỹ đầu tư phát triển và Ngân hàng thương mại (nhưng không quá 1 tỷđồng/dự án). Về phương thức hỗ trợ

sẽ hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất cho nhà đầu tư theo kỳ thanh toán tiền lãi vay.

Tuy nhiên những chính sách hỗ trợ về tín dụng trong thời gian qua tại

Đắk Lắk tỏ ra không mấy hiệu quả và những doanh nghiệp được hỏi cho rằng chính sách tín dụng không có tác dụng hoặc ít tác dụng và nếu có thì tác dụng cũng chỉ ở mức độ trung bình. Việc tiếp cận tín dụng ngày càng khó khăn, nhất là những khoản vay vừa và lớn.

Hiện nay quỹđầu tư phát triển của tỉnh mỗi năm chỉ có thêm khoảng 20 tỷ đồng, phục vụ cho một số dự án nhất định, theo các tiêu chí quy định của tỉnh. Với số vốn nhỏ như vậy thì chính sách hỗ trợ về tín dụng là không có tác

động nhiều, trong khi để được vay vốn từ các ngân hàng thương mại thì nhà

đầu tư ngoài việc phải chứng minh tính khả thi của dự án còn phải chứng minh về mặt tài chính tốn nhiều thời gian và tiền bạc mới vay được vốn từ

ngân hàng.

Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng làm hạn chế việc mở rộng hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Khó khăn trong tiếp cận tín dụng là lãi suất cao và việc tìm tài sản thế chấp. Nhiều doanh nghiệp do chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (cả doanh nghiệp trong cụm

công nghiệp) nên việc thế chấp vay vốn càng khó khăn; trong trường hợp này họ thường phải thế chấp nhà của chủ doanh nghiệp hoặc của bạn bè, người quen.

Theo nhận định của doanh nghiệp, tín dụng có tác động xếp thứ 3 sau thuế và hỗ trợ thông tin đối với vấn đềđầu tư của doanh nghiệp.

d. Chính sách ưu đãi v đất đai

Ngoài những chính sách ưu đãi trên chính sách ưu đãi về đất đai cũng

được Đắk Lắk ban hành khi thực hiện kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực xã hội, một trong những lĩnh vực khó khăn của tỉnh. Thực tế chỉ rõ chính sách này đã tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư về một khoản chi phí sẽ được miễn giảm theo suốt quá trình đầu tư. Theo quyết định của tỉnh Đắk Lắk, những nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ 100% chi phí sử dụng đất nếu đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa tại tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Riêng đối với TP Buôn Ma Thuột sẽ được hỗ trợ 85% tại các xã, 70% tại các phường thuộc [13]. Giá thuê đất theo Nghị quyết 17 là 0,5% giá đất đối với thành phố Buôn Ma Thuột và 0,25% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm đối với các huyện thực chất là không phải ưu đãi, mà đây là giá chung, cho nên không còn mang tính ưu đãi cần thiết. Chính sách này nên sửa đổi hoặc bãi bỏ vì không còn phù hợp (theo Thông tư 94/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ

Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 thì giá thuê đất đã tăng lên 1,5% tính trên giá đất, và không thấp hơn 0,5 lần tỷ lệ trên đối với vùng sâu, vùng xa, vùng núi …hoặc lĩnh vực khuyến khích

đầu tư theo quy định của Chính phủ).

Chính sách đầu tư trong thời gian qua đã có những tác động nhất định trong thúc đẩy hoạt động đầu tư ởĐắk Lắk, giảm một phần chi phí đầu tư cho nhà đầu tư, tạo động lực khuyến khích đầu tư.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)