KHẢ NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 113 - 134)

Khả năng thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là nhà đầu tư

nước ngoài tại Đắk Lắk là lớn do tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế.

Thực tế, tiềm năng để đầu tư tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung còn nhiều. Các khoảng trống cho các nhà đầu tư tương lai

đó là công nghiệp chế biến như: chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân bón phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp, chế biến cà phê, hồ tiêu, cao su chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

đều từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương; đó là phát triển nông nghiệp như chăn nuôi, trồng cây lương thực (khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp); đó là sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, chế biến thuốc trừ sâu… (hiện nay chủ yếu là nhập từ miền Đông Nam Bộ vừa tốn chi phí vận chuyển, vừa xa). Đây là những lĩnh vực mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ

vốn đầu tư nếu có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng (giao thông,

điện…), về sự hỗ trợ tốt của chính quyền địa phương trong các vấn đề liên quan đến đầu tư như thủ tục hành chính, đất đai, tín dụng, thông tin và thuế.

Việc ổn định an ninh, chính trị cũng là điều kiện tiên quyết để các nhà

đầu tư trong và ngoài tỉnh quyết tâm đầu tư và có ổn định an ninh, chính trị thì mới thu hút được đầu tư từ nước ngoài cũng như thu hút được khách du lịch

nước ngoài vào Đắk Lắk. Những năm gần đây các tỉnh Tây Nguyên đã kiểm soát được tình hình an ninh, chính trị do vậy khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh từ các nhà đầu tư ngoài tỉnh, ngoài nước và ngay trong nội tỉnh là rất lớn. Chỉ

trong giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư ngoài quốc doanh gần 20 ngàn tỷ đồng, gấp đôi số vốn đầu tư từ nhà nước. Từ đó có thể thấy khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư ngoài nhà nước là rất lớn và khả năng thu hút

đầu tư vẫn còn nhiều nếu Tỉnh có những chính sách phù hợp hơn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Tỉnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở

hạ tầng, cũng như quyết tâm cao của Lãnh đạo tỉnh và chính quyền cấp cơ sở. Bộ Chính trịđã có kết luận về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). Năm 2010, Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. UBND tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tính chất là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội toàn vùng; là trung tâm giáo dục, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao cấp vùng; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh; là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế; có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng.

Đắk Lắk nằm trong tam giác phát triển: khu vực Lào – Campuchia – Việt Nam. Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là một khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Phạm vi của Tam giác phát triển này bao gồm 10 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri ở miền Đông Campuchia, Attapu, Salavan, Xekong ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế, Tam giác phát triển sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế thông

qua việc tăng hiệu suất sử dụng các tiềm năng kinh tế sẵn có lên mức cao nhất tại khu vực phát triển mục tiêu. Các Tam giác phát triển cho phép các quốc gia khắc phục hạn chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai và cơ sở hạ

tầng thông qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi tiểu vùng. Ngoài lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia, Tam giác phát triển còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực. Trong trường hợp sự

hội nhập rộng rãi là khó có thể đạt được, những quan hệ mang tính song phương hay tiểu vùng có thể là những bước tiến đầu tiên để mở rộng quan hệ

hợp tác giữa các quốc gia.

3.4. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN FDI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Với những phân tích trên, để huy động được huy hiệu quả nguồn vốn FDI ở Đắk Lắk, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp vừa có tính lâu dài, vừa có tính cấp bách như sau:

Nhóm gii pháp v quy hoch, kế hoch

(1) Rà soát và hoàn thiện hệ thống quy hoạch. Rà soát một cách có hệ

thống toàn bộ quy hoạch trực tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, cụ thể là:

- Quy hoạch về sử dụng đất.

- Quy hoạch địa điểm xây dựng, quy hoạch chi tiết đô thị. - Quy hoạch về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh - Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Kết quả việc rà soát các quy hoạch là cơ sởđể:

- Đối với những quy hoạch đã ban hành: điều chỉnh nội dung chưa tốt, chưa tương thích giữa các quy hoạch; bãi bỏ những quy hoạch bất hợp lý, đặc biệt đối với quy hoạch về ngành, lĩnh vực kinh doanh.

- Ban hành ngay những quy hoạch còn thiếu. Việc tiếp tục xây dựng quy hoạch còn thiếu cần tập trung nguồn lực trước hết vào nơi có nhiều doanh

nghiệp đang hoạt động hoặc nơi là địa bàn đầu tư tiềm năng. Việc xây dựng, ban hành quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy hoạch và phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của người dân.

(2) Công bố công khai các quy hoạch đã xây dựng và ban hành trên địa bàn tỉnh. Công bố có thể thực hiện tại cơ quan có liên quan và đồng thời trên trang internet của tỉnh.

Nhóm gii pháp v ci thin cơ s h tng

(3) Cơ sở hạ tầng giao thông trục chính của tỉnh mặc dù đã có nhưng hiện nay xuống cấp trầm trọng như các trục QL26, QL27 sẽ làm cho lãng phí thời gian và chi phí vận chuyển đội lên rất cao, điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Vì vậy, UBND tỉnh cần có một chương trình cụ thể kiến nghị

Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tập trung cải tạo hệ thống giao thông này và

đặc biệt là mở mới QL29 nối cửa khẩu Đăk Ruê với các cảng biển miền Trung.

(4) Nghiên cứu để đề xuất phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(5) Nghiên cứu đề án nhằm huy động tối đa sự tham gia của xã hội vào xây dựng công trình cơ sở hạ tầng.

(6) Rà soát lại các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tập trung vốn để

hoàn thành kịp thời, đúng hạn các công trình xây dựng; rà soát các công trình chậm tiến độ và đề xuất phương án giải quyết dứt điểm.

Nhóm gii pháp v h tr đầu tư

Đất đai – xây dựng

(7) Rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư đang trong quá trình triển khai, còn có những vướng mắc kéo dài (cấp GCNĐT, giải phóng mặt bằng hoặc giấy phép xây dựng) nhằm tìm hiểu nguyên nhân khó khăn, vướng mắc để

chậm trễ triển khai, nhằm chiếm đất không vì mục đích kinh doanh.

(8) Nghiên cứu thông lệ tốt tại một số tỉnh trong cả nước và đề xuất mô hình tạo quỹđất sạch cho nhà đầu tư.

(9) Nghiên cứu và xây dựng hệ thống/cơ chế đăng ký nhu cầu sử dụng

đất thông qua qua internet định kỳ và thường xuyên để nắm được thông tin cần thiết cho việc xây dựng và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

(10) Xây dựng cơ chế hài hòa hóa các thủ tục về đầu tư – xây dựng – đất

đai theo cơ chế liên thông nhằm rút ngắn tối đa thời gian và chi phí, nâng cao tính minh bạch, giảm chi phí phi chính thức cho nhà đầu tư.

(11) Nghiên cứu quy hoạch và xây dựng khu tái định cư để tạo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng.

Tín dụng

(12) Tăng cường quỹ đầu tư phát triển của tỉnh để hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp đối với các dự án được tỉnh khuyến khích đầu tư.

Nghiên cứu phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Gia nhập thị trường

(13) Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 43/2010/ND-CP của Chính phủ

về đăng ký kinh doanh, nhằm giảm thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nâng cao tính minh bạch

(14) Nâng cao chất lượng trang web Cổng thông tin doanh nghiệp và

Đầu tư Đăk Lăk nhằm cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh, các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trang web này phải thường xuyên cung cấp đầy đủ, kịp thời và cập nhật các thông tin về môi trường kinh doanh, thủ tục về doanh nghiệp, đầu tư tại tỉnh. Chia sẻ các thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài việc quảng bá gián tiếp về môi trường đầu tư thì tỉnh cần phải có chương trình quảng bá trực tiếp bằng các cuộc hội thảo, diễn đàn và mời trực tiếp các nhà đầu tư tiềm năng. Phương án mời trực tiếp các nhà đầu tư về

những lĩnh vực mà tỉnh đang cần thu hút đầu tư như công nghiệp, sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là mời gián tiếp.

(15) Tập hợp và công khai toàn bộ các chính sách ưu đãi, khuyến khích

đầu tư, kinh doanh (kể cả hỗ trợ về khoa học, công nghệ) trên địa bàn tỉnh và công bố công khai, rộng rãi trên Internet và nhất là trong các cuộc gặp mặt hàng năm của lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp.

(16) Ban hành quy chế lấy ý kiến công chúng để đảm bảo các dự thảo văn bản của tỉnh trước khi ban hành phải được công khai và lấy ý kiến rộng rãi các bên các liên quan. Việc lấy ý kiến phải đảm bảo thực chất và cầu thị

(17) Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình cải cách thủ tục hành chính, coi là một trọng tâm cải cách; đặc biệt chú trọng tới quá trình thực hiện nhằm thực sự giảm gánh nặng về chi phí thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư

(18) Sửa đổi Nghị quyết 17 về các biện pháp ưu đãi đầu tư theo hướng: - Xác định rõ nguồn lực để thực hiện các ưu đãi.

- Nghiên cứu và bổ sung thêm một số chính sách ưu đãi:

+ Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành nghề cần khuyến khích đầu tư.

+ Ưu đãi cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân, sinh viên.

- Cụ thể hóa tiêu chí và trình tự, thủ tục hỗ trợ đào tạo lao động (số

lượng lao động; thời hạn hợp đồng lao động; kết quả đào tạo,…) và áp dụng chung, không phân biệt trong và ngoài khu/cụm công nghiệp.

án & địa bàn để có mức hỗ trợ cho phù hợp, thiết thực.

- Ưu đãi theo ngành nghề kinh doanh => áp dụng chung, không phân biệt trong và ngoài khu/cụm công nghiệp.

Nhóm gii pháp v dch v h tr doanh nghip và ci thin môi trường đầu tư

(18) Thực hiện một chương trình truyền thông có định hướng về môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh và các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Lồng ghép hoạt động truyền thông trong tất cả các sự kiện trên và các sự kiện khác của tỉnh.

(19) Xây dựng cơ chế quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Mục tiêu của cơ chế này là nhằm tăng cường đối thoại doanh nghiệp và chính quyền một cách thường xuyên hơn để giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

(20) Nghiên cứu xây dựng, biên soạn các tài liệu hướng dẫn cần thiết cho doanh nghiệp trong tuân thủ pháp luật và giải quyết tranh chấp.

(21) Tăng cường tập huấn, phổ biến và cập nhật kiến thức pháp luật cho cán bộ và doanh nghiệp.

Nhóm gii pháp v phát trin ngun nhân lc

(22) Thực hiện chương trình đào tạo cán bộ công chức, viên chức về việc xử lý các thủ tục hành chính cũng như cập nhật kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của các cơ

quan công quyền.

(23) Rà soát, tập hợp và công bố công khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động cho các đơn vịđào tạo và doanh nghiệp biết

(24) Thực hiện đánh giá tình trạng lao động, nhu cầu lao động và đào tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; và công bố công khai. Tiến tới, xây dựng hệ thống đăng ký lao động, nhu cầu lao động và đào tạo lao động một

cách thường xuyên để xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động.

(25) Tập trung nâng cấp các cơ sở dạy nghề công lập theo hướng đáp

ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, nhất là những ngành nghề liên quan đến các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Khuyến khích các nhà đầu tư thành lập các cơ

sở dạy nghề ngoài công lập, khuyến khích các doanh nghiệp cùng phối, kết hợp với các cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo lao động.

(26) Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác dạy nghề cũng như nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới, công nghệ mới, đặc biệt những công nghệ liên quan đến các sản phẩm chủ lực.

Nhóm gii pháp v bo v môi trường

(27) Tăng cường việc tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về việc bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trường.

(28) Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ

thân thiện môi trường; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ hoặc hoặc công nghệ xử lý môi trường.

Nhóm gii pháp v lut pháp, chính sách

(29) Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các

điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan. Nhà nước xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư. (30) Nhà nước chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ

trợđầu tư trái với quy định của pháp luật của các địa phương. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Với những nhóm giải pháp luận văn đưa ra cần thực hiện đồng bộ và mang tính lâu dài. Do đó Đắk Lắk cần xác định mức độ ưu tiên của các giải pháp để có lộ trình tham mưu Chính phủ và hoàn thành một cách hiệu quả cả

về thời gian và chất lượng của các giải pháp, từ đó xây dựng được một môi trường đầu tư hấp dẫn, có thể thu hút được một lượng lớn nguồn vốn FDI đáp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk

đến năm 2020, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và thực trạng huy động vốn FDI hiện nay của tỉnh Đắk Lắk. Chương 3 đã đề ra các giải pháp căn bản nhằm khắc phục những hạn chế trong việc huy động vốn FDI hiện nay của tỉnh. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với tỉnh Đắk Lắk và Chính phủ nhằm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đăk lăk (Trang 113 - 134)