Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới. Với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để tiếp thu vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của thế
giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua từ
song phương, khu vực đến đa phương, toàn cầu, từ đầu tư đến thương mại, dịch vụ … đã được coi như một bộ phận rất quan trọng của quá trình đổi mới toàn diện đất nước, không những đã khẳng định giá trị Việt Nam trên thị
trường quốc tế mà còn góp phần mang lại sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đầu tư là một trong những lĩnh vực chịu tác động nhanh nhất của hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua, với tốc độ tăng cao còn hơn tăng trưởng xuất khẩu. Môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ
mở cửa cao hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, cùng với các
điều kiện ưu đãi trong các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và khu vực mà Việt Nam đã tham gia là những yếu tố quan trọng nhất thu hút các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam. Tác động của việc gia nhập và thực hiện cam kết WTO thể hiện mạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư. Nếu trong thời kỳ 2001 – 2006, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,3% bình quân hàng năm thì năm 2007 (năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO) đã tăng cao kỷ lục tới 27%, năm 2008 và năm 2009, do khủng hoảng tài chính, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với đầu tư bị giảm, tốc độ tăng đầu tư chậm lại, tương ứng còn
7,8% và 11,4%; tuy nhiên, năm 2008 đầu tư của khu vực FDI vẫn tăng 36,1% so với năm 2007.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường đầu tư được cải thiện, mọi thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ
trọng vốn đầu tư của nhà nước trong tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm, trong khi vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Thực tế từ năm 2007 đến nay cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế đã làm chuyển biến dần vai trò của đầu tư nhà nước thành một công cụ chính sách quan trọng như cung cấp các dịch vụ công, an sinh xã hội và điều tiết phát triển kinh tế để tận dụng những cơ hội và điều kiện thuận lợi, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác trong khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ mức 31,4% vào năm 2006, giảm xuống 30,4% năm 2007, 24,7% năm 2008 và 21,6% vào năm 2009.
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng có những thách thức mới đối với tỉnh Đắk Lắk trong việc thu hút FDI. Với tầm nhìn đến năm 2020 Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của vùng Tây Nguyên. Mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến cũng cần phải phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Đắk Lắk đến năm 2020 đó là:
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 25% - 26%; công nghiệp đạt khoảng 34% – 35% và dịch vụđạt khoảng 41%;
- Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2015 đạt 600 triệu USD; năm 2020
đạt 1.000 triệu USD;
và 16% - 18% vào năm 2020. Mức GDP/người năm 2020 khoảng 42 – 43,3 triệu đồng.
- Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 62 – 63 nghìn tỷđồng và thời kỳ 2016 – 2020 là 148 – 149 nghìn tỷđồng.
- Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 35% năm 2015 và 45,6% năm 2020. Tỷ lệ lao
động nông nghiệp trong lao động xã hội giảm xuống còn 50% - 55% năm 2020. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46% vào năm 2020 (trong đó tỷ lệ lao
động qua đào tạo là đồng bào các dân tộc thiểu số phấn đấu đạt từ 30% - 40% trong các năm tương ứng).
- Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của Tỉnh.
Đến năm 2015 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm;
- Hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp.
- Đến năm 2020, cải tạo và nâng cấp 4 tuyến quốc lộ (quốc lộ 14, 14C, 26 và 27); quy hoạch và xây dựng thêm 2 tuyến mới: đường Trường Sơn
Đông và đường Đăk Lăk – Phú Yên. Cải tạo và nâng cấp các tuyến tỉnh lộ
theo quy mô đường cấp III và cấp IV miền núi, nhựa hóa, bê tông hóa 100%; xây dựng các tuyến đường huyện theo quy mô cấp IV và cấp V miền núi, nhựa hóa và bê tông hóa 80%; nhựa hóa và bê tông hóa 100% đường nội thị
và 60% đường xã.
Với các mục tiêu như trên được nêu tại Quyết định 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những định hướng huy động vốn cho đầu tư phát triển, mặt khác cũng là điểm mấu chốt để các nhà đầu tư
tham khảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đắk Lắk.