Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội (Trang 86 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước

Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy mọi chính sách tác động đến một lĩnh vực nào đó cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến công tác thanh toán quốc tế. Từ đặc điểm trên, các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành liên quan cũng như các cơ quan quản lý vĩ mô, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân

hàng Nhà nước ban hành một số văn bản pháp luật phù hợp thông lệ quốc tế và đặc điểm môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối quan hệ quốc nội cùng quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế. Do đó, cần có các văn bản quy định về giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu làm cơ sở pháp lý, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia thanh toán quốc tế. Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao uy tín của ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế.

Thứ hai, điều hành linh hoạt chính sách tỷ giá hối đoái. Những biến động về tỷ

giá hối đoái có tác động đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó có ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại. Vì vậy, chỉ khi có một chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài về xuất nhập khẩu. Cân nhắc lại chính sách cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã quy định và giới hạn đối tượng được phép vay USD, chỉ gồm những doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ hoặc doanh nghiệp được Ngân hàng Thương mại cam kết bán ngoại tệ. Hiện nay, chính sách này đã hạn chế tình trạng cho vay USD tràn lan nhưng vẫn chưa hẳn ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ khan hiếm USD khi đến kì trả nợ, do các doanh nghiệp có thể không bán hoặc bán không đủ số USD đã nhận nợ vay, hoặc các Ngân hàng Thương

mại vẫn cho các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu vay USD và cơ cấu lại đồng tiền nhận nợ khi đến hạn trả nợ. Đây cũng cách để các Ngân hàng Thương mại có thể thực hiện mua bán theo tỷ giá vượt trần tại thời điểm trả nợ cho các doanh nghiệp khi tỷ giá có sự biến động mạnh. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn các khoản vay USD của doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu chứng minh nguồn tiền xuất khẩu có được bằng chứng từ xuất trình tại Ngân hàng Thương mại khi muốn vay USD hoặc không có cơ cấu lại đồng tiền nhận nợ. Vì vậy, chính sách cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp cần được xem xét điều chỉnh nới lỏng hay siết chặt phù hợp với từng thời kì nhất định.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục can thiệp hoạt động ngoại tệ một cách hiệu quả hơn thông qua chức năng người mua bán cuối cùng. Nếu thị trường căng thẳng, ngoại tệ khan hiếm thì Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bán ngoại tệ ra. Ngân hàng Nhà nước bán USD ra kéo giá xuống, bình ổn thị trường trở lại. Ngược lại, trong trường hợp thị trường có tình trạng dư thừa ngoại tệ, thì Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện chức năng mua vào trên thị trường ngân hàng nhằm giảm bớt tình trạng ứ đọng, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Khuyến khích đa dạng hóa ngoại tệ trong việc thanh toán hàng nhập khẩu. Xu hướng thanh toán các hoạt đồng ngoại thương cho nước ngoài phần lớn bằng USD là điều dễ hiểu, khi mà USD là đồng tiền thanh toán phổ biến, thông dụng và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Mặt khác, khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ khác USD thì thông thường phải bỏ ra một chi phí lớn hơn thanh toán bằng USD là đồng tiền thanh toán phổ biến, thông dụng và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Mặt khác, khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán bằng USD do giá bán các ngoại tệ khác USD không bị Ngân hàng Nhà nước khống chế trần. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần có chính sách khuyến khích các bên tham gia thanh toán xuất, nhập khẩu bằng đa dạng các loại ngoại tệ khác có khả năng thanh toán chuyển đổi. Thực hiện xây dựng một trung tâm mua –bán ngoại tệ khác USD trong nước, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng thanh toán ngoại tệ khác USD trong thanh toán quốc tế thông qua việc hỗ trợ giá tốt nhất có thể cho doanh nghiệp.

Thứ ba, Nhà nước cần xây dựng một cơ chế quản lý về rủi ro ngoại hối để tránh và hạn chế hậu quả xấu do sự biến động đột ngột của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới:

Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia: Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kềm với mục tiêu tăng quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô – mặt hàng xuất khẩu chiến lược quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng.

Tính toán, thiết lập quỹ dự trữ ngoại tệ hợp lý, cần thiết, có khả năng can thiệp thị trường ngoại tệ khi có biến động tỷ giá trong nước, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ khi có biến động tỷ giá trong nước, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo như trên thị trường thời gian qua.

Thứ tư, lãi suất cơ bản, tái chiết khẩu và tái cấp vốn được điều chỉnh linh hoạt

kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở để giải quyết đồng thời hai bài toán, bảo đảm nguồn vốn có giá cả hợp lý để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn nguy cơ tăng trưởng nóng và kiểm soát được lạm phát.

Thứ năm, hoạt động thống kê, dự báo kịp thời các biến động kinh tế vĩ mô nói

chung và tiền tệ nói riêng nhằm giúp Chính phủ kịp thời điều chỉnh hoặc ban hành chính sách kinh tế, tiền tệ phù hợp, hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, khóa luận đã đưa ra triển vọng và tìm hiểu những định hướng phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Hà Nội để từ đó đi sâu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển thanh toán quốc tế tại Agribank Hà Nội. Bài viết cũng chỉ ra sự nỗ lực của bản thân các NHTM là rất quan trọng, tuy nhiên chưa phải là đủ để phát triển thanh toán quốc tế mà cần phải có sự ủng hộ, quan tâm và đầu tư của Nhà nước… để trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị với Chính Phủ, NHNN cũng như các Bộ, Ngành có liên quan.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế toàn cầu giúp tạo điều kiện cho thanh toán quốc tế phát triển nhưng nó cũng tạo ra sức ép cạnh tranh ngày càng cao với các ngân hàng thương mại Việt Nam và các ngân hàng thương mại nước ngoài có những tiềm lực mạnh mẽ hơn rất nhiều. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cung cấp chất lượng dịch vụ ngày càng đi lên. Để làm được điều đó phải trong một thời gian dài bằng uy tín của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, luôn coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động.

Ngân hàng Agribank – chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh chủ chốt của Agribank. Do đó, việc phát triển thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động thanh toán thương mại khác là việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp phải nhiều hạn chế, sai xót cần khắc phục, sửa đổi. Vì vậy, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng vẫn tồn tại những yếu tố bất ổn cần cải tiến. Từ việc tìm hiểu các yêu cầu phát triển bền vững, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Agribank – chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, vấn đề phát triển thanh toán quốc tế là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao năng lực của Agribank. Với tiềm lực và thành tựu tích lũy từ khi thành lập đến nay trong lĩnh vực ngân hàng, cùng với những giải pháp đúng đắn và nỗ lực của mình, Agribank hoàn toàn có thể trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt nam cung cấp những dịch vụ hiện đại nhất ngang tầm với các ngân hàng trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Nguyễn Hợp Châu, Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các Ngân hàng

thương mại Việt Nam, Bài báo nghiên cứu khóa học, Tạp chí Khoa học và đào tạo

Ngân hàng(Số 12, tháng 7/2012), Học viện Ngân hàng.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Trần Đình Định (2007), Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động

tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tư pháp.

4. Trần Đình Định (2008), Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,

thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp.

5. Trần Văn Hòe (2008), Giáo trình tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Phạm Thị Thu Hương (2009), Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại

hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế,

Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

7. Trầm Thị Xuân Hương (2006), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. 9. Nguyễn Hương Lan (2011), Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học

Ngoại thương.

10. Nguyễn Thúy Nga (2011), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng

Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Đông Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ

Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

12. Đình Xuân Trình (1996), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê. 13. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài

14. Trương Minh Trung (2011), Chiến lược marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế

tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank, Luận văn Thạc sĩ Kinh

tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.

15. Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước (2008), Nghiệp vụ đầu tư hoạt động các tổ

chức tín dụng ngân hàng theo quy luật thị trường Việt Nam, Nhà xuất bản Thống

kê.

16. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Hà Nội (2018, 2017, 2016), Báo cáo thường niên.

17. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Hà Nội (2018, 2017, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán quốc tế.

18. Trung tâm đào tạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2016, 2017, 2018), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ.

19. http://www.agribank.com.vn/default.aspx, Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông

Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

20. https://www.eximbank.com.vn/home/Static/dn_bieuphi_ttqt.aspx, Biểu phí thanh toán quốc tế.

21. http:///www.mof.gov.vn, Tin chính sách tài chính.

22. http://www.nguoidaibieu.com.vn, Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho

ngành ngân hàng, ngày 14/06/2007.

23. https://vietcombank.com.vn/Corp/FormsFee/Fee.aspx, Biểu phí thanh toán quốc tế.

Tiếng anh

24. International Standard Banking Pratice 681 (ISBP 681) (2007), International

Chamber of commerce.

25. http://helpintrade.com/difference-incoterms-2000-incoterms-2010, What is difference between Incoterms 2000 and Incoterms 2010 (2014).

26. https://www.searates.com/reference/incoterms/, Incoterms 2010.

27. https://study.com/academy/lesson/methods-of-international-payment.html,

Methods of International Payment.

26. https://www.tradefinanceglobal.com/letters-of-credit/ucp-600/, UCP 600 (Uniform Customs & Practice for Documentary Credits)- What is it?

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA AGRIBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI

Họ tên: SĐT: Email: Chức vụ:

PHẦN I: Phần thông tin liên quan về doanh nghiệp 1. Ông(bà) là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp?

A. Khách hàng cá nhân B. Khách hàng doanh nghiệp

2. Thời gian ông (bà) đã sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank – chi nhánh Hà Nội trong bao lâu?

A. Dưới 1 năm

B. Từ 1 năm đến 3 năm C. Từ 3 năm đến 5 năm D. Từ 5 năm đến 10 năm E. Trên 10 năm

PHẦN II: Bảng câu hỏi chính

Trên cương vị là khách hàng của ngân hàng, xin ông (bà) vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của ông(bà) về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Agribank – chi nhánh Hà Nội thông qua việc đánh giá mức độ đồng ý với mỗi phát biểu sau đây bằng cách cho điểm vào ô mà mình lựa chọn với quy ước sau:

Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý

5 4 3 2 1

STT Nhận xét Mức độ đồng ý

I. Tài chính

nguồn vốn chủ sở hữu lớn đảm bảo duy trì các hoạt động kinh doanh và khả năng phát triển lâu dài. 1.2 Agribank có đủ nguồn lực

để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

5 4 3 2 1

1.3 Khách hàng hoàn toàn tin tưởng lựa chọn và an tâm giao dịch thanh toán quốc tế với Agribank

5 4 3 2 1

II. Sự hài lòng của khách hàng 2.1 Agribank thường xuyên tìm

hiểu nhu cầu của khách hàng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất 5 4 3 2 1 2.2 Agribank – chi nhánh Hà Nội luôn có chính sách cũng như những ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết, khách hàng VIP (ưu đãi về lãi suất tín dụng, về phí dịch vụ)

5 4 3 2 1

2.3 Trong tương lai quý khách sẽ tiếp tục đến Agribank - chi nhánh Hà Nội để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế nếu có nhu cầu

III. Uy tín và mạng lưới đại lý của ngân hàng 3.1 Agribank – chi nhánh Hà

Nội là ngân hàng được nhiều người tín nhiệm

5 4 3 2 1

3.2 Agribank – chi nhánh Hà Nội có mạng lưới ngân hàng rộng khắp

5 4 3 2 1

IV.Thời gian thanh toán 4.1 Agribank – chi nhánh Hà

Nội có thời gian thanh toán nhanh, đảm bảo đúng thời hạn

5 4 3 2 1

V. Phí dịch vụ

5.1 Agribank – chi nhánh Hà Nội có phí thu dịch vụ thấp hơn so với các ngân hàng thương mại khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)