7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mạ
hàng thương mại
Mỗi ngân hàng đều có những giải pháp khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế cũng như nâng cao hiệu quả phát triển thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các ngân hàng đều dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế để đưa ra các giải pháp như:
Tổ chức mạng lưới hoạt động: Chính sách mạng lưới thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi ngân hàng. Một chính sách hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn trong kinh doanh, thu hút thêm khách hàng. Từ đó, khẳng định uy tín và thương hiệu của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, đồng thời khẳng định được sự phát triển bền vững của ngân hàng. Do vậy, việc xây dựng mạng lưới thanh toán cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, việc tổ chức mạng lưới hoạt động thanh toán quốc tế, mỗi ngân hàng đều có cách thức tổ chức riêng phù hợp với trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng, trang thiết bị công nghệ hiện có, các yếu tố tập quán, truyền thống,..
Thứ hai, để quyết định chính sách mạng lưới thanh toán quốc tế nào tốt hơn là rất khó, chỉ có thị trường là tấm gương phản chiếu tốt nhất cho các nhà quản lý ngân hàng.
Thứ ba, tổ chức cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế tập trung tại một số trung tâm. Việc tập trung thanh toán của các ngân hàng lớn trên thế giới chỉ tập trung về mặt nghiệp vụ, các hoạt động khác vẫn thể hiện là một chi nhánh độc lập chịu trách nhiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình.
Phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại các mặt nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ toàn diện các mặt nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ, kỹ năng giao tiếp,… Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, quy trình giao dịch. Khen thưởng kịp thời với những tập thể, cá nhân, gương người tốt việc tốt có thành tích trong công tác chuyên môn.
Chính sách khách hàng: Cải tiến chính sách khách hàng, phân khúc khách hàng để ban hành chính sách, gói sản phẩm dịch vụ đồng bộ về lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí dịch vụ và bán chéo sản phẩm phù hợp với từng nhóm ngân hàng, tăng cường công tác đào tạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, thay đổi nhận thức của cán bộ về ý thức xây dựng thương hiệu ngân hàng.
Chất lượng dịch vụ- Marketing: Để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng phát triển hiệu quả trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao, cần thiết phải có hệ thống Marketing đủ mạnh để hỗ trợ. Vì thế cần giao tiếp, quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền luôn là công cụ quan trọng trong quá trình thực hiện tốt chiến lược phát triển của ngân hàng. Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường luôn luôn thay đổi trong khi nguồn cung trên thị trường lại rất phong phú. Hơn thế, marketing có vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng. Marketing tạo điều kiện thực hiện dịch vụ tốt hơn. Làm cho việc đưa dịch vụ vào kênh phân phối hợp lý hơn, giảm bớt các chi phí không cần thiết trong quá
trình thực hiện dịch vụ. Hơn nữa, Marketing còn là việc xây dựng và quản lý thương hiệu của ngân hàng. Muốn quản lý được hình ảnh của ngân hàng đầu tiền cần giáo dục cho cán bộ ngân hàng thấy được uy tín và thương hiệu của ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Sự giáo dục ở đây không chỉ mang tính chung chung mà cần phải cụ thể, yêu cầu cán bộ ngân hàng phải có thái độ niềm nở với khách hàng, làm cho họ thấy được mình đang mang một phần hình ảnh của ngân hàng và cùng tập trung duy trì hình ảnh ngân hàng trong giao tiếp với khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát những vẫn đề lý luận cơ bản của phát triển thanh toán quốc tế. Với những lợi ích mà thanh toán quốc tế mang lại cho thấy phát triển thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, phát triển thanh toán quốc tế cũng có một số hạn chế và để phát triển thanh toán quốc tế cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời phải có một khuôn khổ pháp lý phù hợp và sự đầu tư về công nghệ, nguồn nhân lực… Bên cạnh đó là những bài học kinh nghiệm từ sự phát triển thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại đều dựa vào các nhân tố ảnh hưởng để đưa ra các giải pháp.
Đây chính là những kiến thức nền tảng, là cơ sở cho việc phân tích thực trạng phát triển thanh toán quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sẽ được trình bày ở chương 2 của bài khóa luận.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI