Vai trò của phát triển chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)

9. Kết câu luận văn

1.1.3. Vai trò của phát triển chăn nuôi bò thịt

Vốn là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nƣớc là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nƣớc ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Trâu và bò đƣợc nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trƣớc hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu đƣợc nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò đƣợc nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phƣơng thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trƣờng sống bất lợi nhƣ quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nƣớc. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt nhƣ vậy chỉ những con bò có khối lƣợng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dƣỡng hơn cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên

này đã hình thành nên giống trâu bò địa phƣơng của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”. Sau ngày miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng, chính sách ƣu tiên phát triển nông nghiệp của nhà nƣớc đã coi trâu bò là tƣ liệu sản xuất (nhƣ là máy cày vậy). Nhiều chính sách đã ban hành nhằm duy trì và phát triển đàn trâu bò để tạo nguồn sức kéo cho nông nghiệp. Việc giết mổ trâu bò là phạm pháp, những con trâu bò già không còn khả năng cày kéo khi đổ ngã muốn giết thịt cũng phải xin phép chính quyền địa phƣơng. Sự kiện giết mổ chia thịt trâu bò già thời đó là ngày vui hiếm hoi ở những vùng quê nghèo. Mặc dầu vậy, một nƣớc chủ yếu là nông nghiệp nhƣ nƣớc ta, với ngƣời nông dân, con trâu, con bò v n giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích nhƣ sau:

Thứ nhất: Chăn nuôi bò thịt cung cấp thực phẩm quý cho con ngƣời

Trong bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào sản phẩm đƣợc tạo ra ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng luôn có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là nguồn lƣơng thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống con ngƣời.

Thịt bò là một loại thực phẩm cao cấp, protein của thịt bò chứa nhiều axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể con ngƣời, thịt bò còn nhiều các loại khoáng và vitamin ”Trong 100g thịt bò có 21g protein, 3,8g lipit, 1860mg lysin, 564mg methionin, 243mg tryptophan, 3,1g sắt và chứa khoảng 17,1kcal” [2]. Ngoài ra, thịt bò có giá trị cảm quan cao, đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng thông qua màu sắc, hƣơng vị, độ mềm, độ ngọt,.. . Vì vậy thịt bò là loại thực phẩm không thể thiếu đƣợc, đặc biệt trong nhu cầu hiện nay khi thịt mà càng ngày càng đƣợc sử dụng ít hơn trong bữa ăn của con ngƣời.

Thứ hai: Chăn nuôi bò thịt cung cấp phân bón và tận dụng sức kéo cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp

Nhiều nơi nƣớc ta hiện nay đã sử dụng máy móc trong khâu làm đất và vận chuyển, tuy nhiên ở những vùng nông thôn nghèo ngƣời dân không thể đầu tƣ đƣợc máy móc nông nghiệp và những vùng đồi nói có địa hình khó khăn cho cơ giới hóa thì việc sử dụng trâu bò v n chiếm vị trí quan trọng trong việc cày bừa đất. Ở các vùng sâu, vùng xa và những nơi mà đƣờng sá chƣa đƣợc cải tạo, việc chuyên chở phân bón, nông phẩm, hàng hóa chủ yếu v n dùng sức kéo của trâu bò.

Ngoài sức kéo, bò còn cung cấp một lƣợng phân đáng kể cho trồng trọt. Phân bò tuy giá trị dinh dƣỡng (NPK) không cao nhƣ phân của một số động vật khác, nhƣng số lƣợng lớn nên lƣợng NPK tổng số của phân bò v n lớn hơn phân lợn và có ý nghĩa rất lớn để nâng cao độ tƣơi xốp của đất. Thời gian phân hủy chậm nên bón phân bò cây trồng luôn luôn có dinh dƣỡng trong chu kỳ sống. Mặt khác phân trâu bò giá rẻ, rất phù hợp với điều kiện của nông dân, nhất là nông dân nghèo, phân bò có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo đất lâu dài, giúp tăng độ phì của đất, bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó. Do đó mặc dù ngày nay phân hóa học rất phổ biến nhƣng sản xuất nông nghiệp v n không thể thiếu phân chuồng, trong đó có phân bò.

Bên cạnh đó, bò thịt còn cung cấp sản phẩm cho một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhƣ: chế biến thịt bò khô, xúc xích, các sản phẩm chế tác từ da bò..,

Thứ ba: Chăn nuôi bò thịt tạo thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế nông hộ:

Trong thực tế ngƣời nông dân kết hợp đồng thời nhiều mục đích trong chăn nuôi bò thịt, thƣờng là vừa cày kéo vừa sinh sản lại vừa bán bò thịt.

Chính sự kết hợp nhiều mục đích trong chăn nuôi đã làm tăng hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò thịt của nông dân. Ngoài vai trò cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, góp phần làm giảm chi phí đầu tƣ, tăng năng suất cây trồng nhƣ đã đề cập ở trên, chăn nuôi bò thịt còn góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp (trong thời kỳ nông nhàn), tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nông dan. Vì vậy, chăn nuôi bò thịt đã góp phần tận dụng đƣợc thời gian nhàn rỗi của nông dân, hạn chế nông dân vào các thành phố để kiếm việc làm, giảm những vấn đề xã hội có thể xảy ra.

Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng giúp nông dân có thêm thu nhập nhƣ tiền cày kéo thuê, bán bò thịt, nông dân có cơ hội cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo. Khoản thu nhập này góp phần trang trải các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, nhu cầu tiết kiệm hay đầu tƣ kinh doanh, mở rộng sản xuất.

Thứ tƣ: Chăn nuôi bò thịt góp phần chuyển dịch cơ câu kinh tế ngành nông nghiệp:

Chăn nuôi bò thịt có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt với các quốc gia có tiềm năng về đồng cỏ, đối với Việt Nam đất đai ít, dân số nông thôn đông và ngày càng tăng, diện tích canh tác bình quân thấp và ngày càng giảm, thu nhập ngành trồng trọt thấp, bấp bênh. Trong khi đó ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt nói riêng với các ƣu thế nhƣ trên thì ngày càng phát triển ngày càng tăng. ’’Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hƣớng tăng dần, tốc độ tăng trƣởng giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt” [7]. Các nghiên cứu cho thấy, trồng cỏ thâm canh 1ha có năng suất 250 tấn nuôi đƣợc 14 con bò, tạo việc làm thêm cho 2 lao động, thu đƣợc 50 triệu đồng tiền cỏ (nếu trồng lúa chỉ thu đƣợc 27 triệu). Do vậy, phát triển chăn nuôi bò thịt đang

thực sự góp phần chuyển đổi cơ câu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân đặc biệt ở vùng sâu,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)