9. Kết câu luận văn
3.2.5. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm
Việc quy hoạch phát triển các khu chăn nuôi bò thị tập trung cần gắn với định hƣớng thị trƣờng để sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và nƣớc ngoài. các cơ sở chăn nuôi bò cần phải xây dựng thƣơng hiệu, trong đó coi trọng chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cƣờng công tác thông tin thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại nhằm cung cấp kịp thời cho ngƣời chăn nuôi bò về tình hình giá cả, dự báo ngắn vàdài hạn về xu hƣớng thị trƣờng trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng nhƣ thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nƣớc.
Khuyến khích và duy trì các chợ trâu bò truyền thống để ngƣời chăn nuôi có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng mua bán bò giống bò thịt.
Để có thể phát triển đàn bò cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập cao, cần sự hợp tác giữa Chính phủ, các nhà máy chế biến, thị trƣờng tiêu thụ và các hộ chăn nuôi bò. Chính phủ có vai trò khai thông thị trƣờng thông qua các hiệp định thƣơng ,mại song phƣơng cũng nhƣ đã phƣơng để bò thịt của chúng ta có thể cạnh tranh đƣợc trên thế giới. Cung cấp nguồn vốn vay cho các hộ chăn nuôi. Các xí nghiệp chế biến thịt phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong khâu giết mổ, phổ biến. Còn đối với các hộ chăn nuôi bò trực tiếp cần phải đảm bảo việc chăn nuôi bò thịt đúng yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh phòng tránh bệnh.
Trong một vài năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò thịt ở huyện, sản phẩm đa số đƣợc các hộ bán ra thị trƣờng cho những cá nhân giết mổ để bán trực tiếp, một số hộ chăn nuôi có quy mô lớn thì kí hợp đồng với các chủ mua và kinh doanh lớn. Đối với các hộ chăn nuôi bò thịt xuất khẩu thì sản phẩm đƣợc bán do kí hợp đồng với các đơn vị do xã tổ chức. Hầu hết trong chăn nuôi bò, các hộ chƣa kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, vì vậy ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sản xuất của hộ chăn nuôi. Do vậy trong những năm tới, huyện cần tiến hành sớm kí kết hợp đồng với các trung tâm tiêu thụ có khoảng cách địa lý gần nhất so với huyện. Có đƣợc thị trƣờng ổn định nhƣ vậy thì các hộ mới có thể mạnh dạn áp dụng công nghệ vào sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi bò.
-Khai thác triệt để thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chế biến từ bò thịt tại chỗ để tăng số lƣợng tiêu thụ bò thịt đƣợc chăn nuôi tại địa phƣơng.
-Khuyến khích và duy trì các chợ trâu bò truyền thống để ngƣời chăn nuôi có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng mua bán bò giống bò thịt
-Tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng, xác định đƣợc nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của ngƣời dân để phát triển quy mô, cơ câu đàn bò hợp lý.
- Mở rộng, tìm kiếm thị trƣờng mới, xây dựng chợ mua bán nông sản trên điạ bàn huyện nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm chăn nuôi.
Tiêu thụ sản phẩm thịt bò của các hộ chăn nuôi có thể phân phối qua các kênh sau:
- Kênh thứ nhất là từ hộ gia đình Thu gom bò Giết mổ bán buôn bán lẻ ngoài địa phƣơng Bán lẻ ngoài địa phƣơng Tiêu dùng ngoài địa phƣơng. Đây là khâu tiêu thụ bao gồm nhiều khâu trung gian, sản phẩm đến tận tay ngƣời tiêu dùng chắc chắn giá sẽ rất cao. Bao quanh Huyện Đại Lộc là thị trƣờng tiêu thụ lớn, việc cung cấp sản phẩm đến tận tay ngƣời tiêu dùng
phải qua các khâu trung gian. Vì vậy sự phân phối này có sự hợp lí đối với sản phẩm.
- Kênh tiêu thụ thứ 2 là hộ gia đình chăn nuôi bò Giết mổ địa phƣơng Tiêu dùng địa phƣơng. Lƣợng tiêu thụ của kênh này lớn, tuy nhiên lƣợng tiêu thụ không lớn bằng kênh tiêu thụ thứ 1
- Kênh tiêu thụ thứ 3 là Hộ gia đình chăn nuôi bò giết mổ địa phƣơng bán lẻ ở trung tâm huyện Tiêu dùng ở trung tâm huyện. Là kênh tiêu thụ phổ biến trên thị trƣờng theo đó các nhà trung gian thu đƣợc lợi nhuận rất cao.
Giải pháp về thông tin
Việc tìm hiểu về giá cả đầu vào và đầu ra trên thị trƣờng là rất quan trọng để hộ gia đình có thể chủ động trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô đàn bò, mua và bán vào thời kì nào là thuận lợi. Vì thế thông tin là rất quan trọng.
Bộ phận truyền thanh của xã, hệ thống loa truyền thanh phải đƣợc giải đều ở huyện, cụ thể là ở các thôn để cho ngƣời dân cập nhật tin tức một cách nhanh nhất để chủ động trong sản xuất nói chung và cũng nhƣ trong chăn nuôi nói riêng.
Xã cần có một thƣ viện sách báo, tài liệu riêng phục vụ cho công tác khoa học kĩ thuật, tuyên truyền những kiến thức tiến bộ khoa học kĩ thuật cho bà con phục vụ cho sản xuất.
Nêu cao vai trò của bộ phận truyền thông khuyến nông, tạo điều kiện tốt nhất để các hộ nắm đƣợc tình hình thực tế, tránh gặp rủi ro trong sản xuất.
Xã nên bỏ ra một lƣợng kinh phí để mời các chuyên gia về tập huấn, thảo luận, hội nghị để các hộ tự nêu ra những khó khăn, vƣớng mắc của mình, chủ động đặt ra câu hỏi, các tình huống để tiếp thu trực tiếp.