Tình hình chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 69)

9. Kết câu luận văn

2.2.6. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Để biết đƣợc chính xác thực trạng chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Đại Lộc thời gian qua, ngoài việc khảo sát tình hình chăn nuôi chung của huyện Đại Lộc thời gian qua, ngoài việc khảo sát tình hình chung chăn nuôi chung của huyện tôi còn tiến hành điều tra 12 hộ chăn nuôi trong huyện.

Để phân chia quy mô chăn nuôi trong các hộ gia đình, tôi quan tâm đến chỉ tiêu là số bò thịt xuất bình quân một năm. Qua sự phân chia này tôi có thể dễ dàng so sánh tình hình chăn nuôi và kết đạt đƣợc, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng để giải quyết các khó khăn của từng nhóm hộ, đồng thời đề ra

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt của các hộ gia đình.

Qua điều tra tôi thấy: tuổi của chủ hộ có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Những chủ hộ trẻ tuổi dễ tiếp thu những kiến thức khoa học kĩ thuật mới, họ không sợ rủi ro và sẵn sàng áp dụng những tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất. Ngƣợc lại, những chủ hộ là ngƣời trung tuổi nhìn chung thƣờng thờ ơ với việc áp dụng kĩ thuật mới, họ chỉ dựa vào kinh nghiệp sản xuất và những kiến thức chủ quan của mình là chính.

Các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn có tuổi trung bình thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và vừa. Trình độ văn hóa của các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn cũng cao hơn ở hai nhóm quy mô vừa và nhỏ. Cụ thể, ở nhóm chăn nuôi quy mô lớn các chủ hộ đều là ngƣời học vấn cao, số ngƣời có trình độ cấp 3 chiếm 68,5 %, cấp 2 chiếm 31,5 % và không có ngƣời trình độ cấp 1 trong tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ này ở hai nhóm hộ kia thấp hơn nhiều, chẳng hạn số ngƣời học cấp 2 chiếm 42,23 % ở quy mô vừa và 55.23 % ở quy mô nhỏ. Tỉ lệ ngƣời có trình độ văn hóa cấp 3 ở nhóm hộ quy mô nhỏ rất thấp chỉ chiếm 10,89 % tổng số hộ điều tra. Đây là hai yếu tố quyết định sự khác nhau về mức độ đầu tƣ cũng nhƣ quy mô chăn nuôi của các hộ.

Các hộ chăn nuôi có quy mô lớn có số bò nuôi nhiều hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ. Chẳng hạn số bò thịt bình quân/lứa của hộ quy mô lớn là từ 100 con. Trong khi đó ở các nhóm hộ có quy mô vừa và nhỏ thấp hơn nhiều chỉ ở mức 20 và 40 con.

Bảng 2.9. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Quy mô

nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Bình quân chung 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 4 4 4 12 2. Chủ hộ

- Tuổi bình quân của

chủ hộ Tuổi/Ngƣời 45,20 42,20 37,50 41,63 - Trình độ văn hóa Tổng % 100,00 100,00 100,00 100,00 + Cấp I % 11,35 19,65 0,00 10,50 + Cấp II % 77,76 42,23 31,50 50,50 + Cấp III % 10,89 38,12 68,50 39,00 Số hộ qua lớp tập huấn % 100 100 100 100 3. Tổng số bò 12 32 45 29,67 - Bò thịt Con 8 20 30 19,33 - Bò nái Con 4 12 15 10,33 4. Một số chỉ tiêu bình quân

- Bình quân nhân khẩu/

hộ Khẩu 3 4,1 3,1 3,4

- Số đầu bò thịt/hộ Con 2 6 12 6,67

- Số lƣợng nuôi/lứa Con 2 6 12 6,67

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân Diện tích đất nông nghiệp trên một hộ giữa các nhóm hộ chăn nuôi với quy mô khác nhau không chênh lệch nhiều. Số lao động thực tế ở các hộ có quy mô lớn là nhỏ nhất, tiếp đến là quy mô vừa, cuối cùng là hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ có số lƣợng lao động thấp nhất. Đối với chăn nuôi bò thịt việc sử dụng lao động không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi của gia đình tham gia chăn nuôi.

Đánh giá kết quả chăn nuôi bò thịt của các hộ điều tra

* Tình hình chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra

Xét theo quy mô chăn nuôi

Những hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có sự đầu tƣ về vốn cao và có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lƣợng con giống cũng nhƣ kĩ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng điều kiện vệ sinh chuồng trại, phòng dịch bệnh nên khả năng tăng trọng của bò đạt 23.5kg/tháng, trong khi đó chăn nuôi quy mô vừa là 21,40 kg/tháng và chăn nuôi quy mô nhỏ là 16,75 kg/tháng, giảm thời gian nuôi/lứa (giảm bình quân 8 ngày/lứa so với quy mô vừa và đặc biệt giảm 25ngày/lứa so với quy mô nhỏ).

Chăn nuôi quy mô nhỏ đồng nghĩa với ít vốn nên trọng lƣợng giống nhập thấp, thời gian nuôi/lứa kéo dài hơn 4 tháng, có nhiều hộ chỉ nuôi 1 - 2 con/lứa và thời gian nuôi kéo dài trên 5 tháng, và chỉ xuất 2 lứa/năm.

Đối với những hộ chăn nuôi quy mô vừa thƣờng có sự đầu tƣ nhất định, tuy không có hệ thống chuồng trại với trang thiết bị hiện đại, chế độ chăm sóc đảm bảo quy trình nhƣ chăn nuôi quy mô lớn, nhƣng họ đã có sự kết hợp giữa việc tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt trong gia đình với nguồn thức ăn đậm đặc bổ sung thích hợp nhằm đảm bảo chế độ dinh dƣỡng cho bò . Vì vậy, các chỉ tiêu về mức tăng trọng/tháng, trọng lƣợng xuất chuồng bình quân/con khá cao

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi bò thịt của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân 1 hộ)

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Quy mô chăn nuôi Bình

quân Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Số đầu bò xuất bình quân/năm Con 2 12 23 12,33 Trọng lƣợng xuất bình quân/con Kg 260,12 270,25 282,32 270,896 Trọng lƣợng giống bình quân/con Kg 130,00 150,2 170,1 150,1

Thời gian nuôi/lứa Ngày 124 98,2 80,00 100,73

Số lứa nuôi/năm Lứa 2 2,8 3,1 2,63

Mức tăng trọng

bình quân/tháng Kg/con 36,74 40,50 44,59 40,61

Nguốn: Số liệu điều tra hộ nông dân Nhƣ vậy, các chỉ tiêu chung về chăn nuôi bò thịt xét theo quy mô khác nhau thì quy mô lớn là vƣợt trội hơn chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cả về trọng lƣợng xuất chuồng bình quân/con, số lứa nuôi trong năm nhƣng thời gian nuôi/lứa ở quy mô lớn là ít nhất. Đây chính là điều kiện quan trọng có ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt.

Xét theo phương thức chăn nuôi

Với những phƣơng thức nuôi khác nhau thì mức đầu tƣ vốn khác nhau, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật khác nhau. Do áp dụng kĩ thuật hiện đại, chế độ chăm sóc tốt nên chăn nuôi theo phƣơng thức công nghiệp có mức tăng trọng cao. Phƣơng thức nuôi truyền thống chủ yếu đƣợc nuôi ở các hộ nghèo, chế độ chăm sóc kém nên mức tăng trọng thấp, thời gian nuôi kéo dài, trọng lƣợng xuất chuồng thấp.

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi bò thịt

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Phƣơng thức chăn nuôi

Bình quân Truyền thống Bán công nghiệp Công nghiệp Số đầu bò xuất bình quân/năm Con 2,5 13,3 35,2 17 Trọng lƣợng xuất bình quân/con Kg 260,12 275,21 285,08 273,47

Thời gian nuôi/lứa Ngày 102,12 98,1 80,67 93,63

Số lứa/năm Lứa 2,5 3 3,6 3,03

Mức tăng trong

bình quân/tháng Kg/con 35,62 40,12 40,25 38,66

* Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt

Qua quá trình điều tra khảo sát trên địa bàn huyện, tôi có một số kết quả về tình hình chăn nuôi bò thịt của các hộ gia đình huyện. Trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi bò thịt là 2340,67 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi với quy mô lớn thu đƣợc giá trị sản xuất cao nhất với 2452,70 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi vừa, cuối cùng là hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, thu nhập hỗn hợp của hộ quy mô lớn cũng cao nhất với 870,07 nghìn đồng, sau đó đến hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất là hộ quy mô nhỏ. Với thời gian nuôi/lứa ngắn hơn nên hộ chăn nuôi quy mô lớn có giá trị công lao động thấp nhất 229,65 nghìn đồng, sau đó là quy mô vừa và cao nhất là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

Hộ chăn nuôi quy mô lớn có kết quả cao hơn so với hai quy mô còn lại là do hộ đã chủ động đầu tƣ trang thiết bị cũng nhƣ vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kĩ thuật, đồng thời đầu tƣ mua con giống tốt, có trọng lƣợng cao nên khả năng thích nghi cao, phòng chống dịch bệnh tốt, vì vậy bò mau lớn, có mức tăng trọng cao, rút ngắn thời gian nuôi, từ đó giảm chi phí trong sản xuất và đem lại lợi nhuận cao hơn so với 2 quy mô còn lại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 69)