Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 74)

9. Kết câu luận văn

2.3.2. Những mặt hạn chế

-Số lƣợng đàn bò của huyện trong những năm qua đã không tăng mà còn giảm mạnh, quy mô đàn bò chƣa tiêm xứng với tiềm năng của huyện

-Chăn nuôi bò thịt ở huyện Đại Lộc v n theo phƣơng thức chăn nuôi truyền thống, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nên năng suất và chất lƣợng còn thấp, mô hình đầu tƣ xây dựng trang trại chăn nuôi phát triển sản xuất con ít.

-Chƣa có quy hoạch xây dựng các khu vực chăn nuôi tập trung. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay chủ yếu nằm trong khu dân cƣ, vì vậy việc đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và phòng chống dịch bệnh còn nhiều bất cập. Chất lƣợng đàn bò đã đƣợc cải thiện tuy nhiên đến nay tỷ lệ bò lai v n đạt ở mức thấp 13%, giống chăn nuôi chủ yếu v n là giống bò Vàng địa phƣơng.

-Đầu tƣ cho phát triển chăn nuôi bò thịt còn quá ít, ngƣời dân chƣa coi trọng việc đầu tƣ chuồng trại, giống, vệ sinh môi trƣờng,…cho chăn nuôi bò. Mạng lƣới thị trƣờng tiêu thụ hạn chế, bị động, chủ yếu là tại nhà và thông qua thƣơng lái. Công tác thú y chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tỷ lệ tiêm phòng đạt mức thấp.

Thiếu bò giống và dịch vụ kỹ thuật

Thiếu bò giống, giá bò biến động thất thƣờng làm mất tính ổn định trong chăn nuôi bò thịt. Khi có nhu cầu về giống bò thịt không có cơ sở bán và cung cấp bò giống.

Thiếu cán bộ kỹ thuật về giống có kinh nghiệm để triển khai công tác giống. Hiện nay chƣa có hệ thống cấp chứng chỉ giống và quản lý giống bò vì vậy không đủ thông tin và cơ sở khoa học trong chƣơng trình đánh giá và

chọn lọc đực giống, nhất là kiểm tra đực giống qua đời sau. Hệ thống dịch vụ TTNT gắn liền với hệ thống ghi chép số liệu ban đầu chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác giống.

Mặc dù, trong những năm gần đây các thiết bị vật tƣ kỹ thuật dùng để phối giống bò thịt đã đƣợc các chính sách trợ giúp tốt. để khắc phục đƣợc các tồn tại nêu trên công tác đào tạo d n sinh viên, cán bộ quản lý giống và việc ghi chép tại hộ nông dân cần đƣợc chuyên môn hoá.

Thiếu thức ăn thô xanh về mùa khô

Mặc dù là nƣớc nhiệt đới nhƣng mùa đông và mùa khô v n xảy ra tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho bò. Mặt khác, một số nơi chƣa coi trọngviệc trồngcỏ và sử dụng hợp lý các phụ phẩm nông nghiệp.

Vì vậy, việc trồng cây chịu hạn cho vùng khô, cây ôn đới cho vùng lạnh, thức ăn củ, dự trữ thức ăn khô, ủ chua cho mùa khô, mùa đông phù hợp với vùng sinh thái phải đƣợc quan tâm đầu tƣ.

Chƣa có chính sách phát triển bò thịt

Tuy vậy, chúng ta v n chƣa có chính sách tổng thể về phát triển chăn nuôi bò thịt cho nên tốc độ cải tạo đàn bò theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và sản lƣợng thịt trong những năm qua chƣa đáp ứng đƣợc mong mỏi của ngƣời dân.

* Chủ trang trại.

- Quy mô nhỏ bé, mang tính kinh tế trại, kinh tế hộ nhiều hơn là kinh tế trang trại trên 3 mặt: vốn, trình độ chủ trang trại, số lƣợng lao động.

- Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chƣa cao, còn lỏng lẻo: giữa chủ trang trại và nguồn cung cấp đầu vào, sản xuất với chế biến, giữa

chủ trang trại và doanh nghiệp dịch vụ khác, số lƣợng HTX trang trại chăn nuôi chƣa nhiều.

- Tƣ vấn cho chủ trang trại chăn nuôi (về giống; TACN; quy trình chăn nuôi; công nghệ chế biến, thị trƣờng, tƣ vấn pháp luật.v.v...) chƣa phát triển kịp với yêu cầu của chủ trang trại.

- Chất lƣợng và giá trị hàng hoá là vấn đề cần phải đƣợc quan tâm hơn

*. Về phía Nhà nước

- Chính sách đã mở, song tập trung tuyên truyền giải toả tƣ tƣởng nghi kỵ, sợ phát sinh "đại địa chủ mới" chƣa triệt để. Công tác tuyên truyền cần hƣớng về tôn vinh ngƣời làm giàu chính đáng.

- Đất đai đang là vấn đề bức xúc không chỉ về thời gian cho thuê, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cả về diện tích cần cho phát triển trang trại.

- Các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ: thú y, kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lƣợng TACN.v... nhiều việc, nhiều nơi chƣa vì lợi ích, sự phát triển của trang trại chăn nuôi, thậm chí một số vấn đề chƣa có kết luận cuối cùng đã công bố trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, gây thiệt hại cho ngƣời sản xuất. Chƣa tạo môi trƣờng tốt cho phát triển trang trại, thậm chí còn sử dụng quyền hành chính, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

- Vấn đề vốn vay, khuyến nông, bảo hiểm, thị trƣờng cho ngành chăn nuôi, chăn nuôi trang trại là vấn đề đặt ra và xử lý nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 74)