Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)

9. Kết câu luận văn

3.2.1. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi

Quy hoạch các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo vùng sinh thái. Từng bƣớc đƣa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030.

Rà soát lại quy hoạch ngành chăn nuôi và quy hoạch ngành chăn nuôi theo hƣớng trang trại công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Đại Lộc.

Quy hoạch ngành chăn nuôi phải đảm bảo đƣợc một số yêu cầu sau:

- Xa khu dân cƣ, trƣờng học, bệnh viện, đƣờng quốc lộ, khu công nghiệp…;

- Phù hợp với từng loại vật nuôi và phát huy lợi thế so sánh của huyện - Đảm bảo an toàn sinh học thông qua việc xây dựng chuồng trại; chọn lọc con giống; chọn lựa thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng; xây dựng tƣờng rào ngăn cách; hệ thống xử lý chất thải; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trƣờng chăn nuôi;

- Đất giành cho chăn nuôi theo yêu cầu đảm bảo từ 30 -50 năm trở lên; - Có cơ câu đất hợp lý để trồng cỏ, trồng các loại cây thức ăn thô xanh cho đàn gia súc ăn cỏ.

Tổ chức, phát triển chăn nuôi theo theo hƣớng trang trại công nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm và bảo vệ môi trƣờng; tạo điều kiện quản lý theo chuỗi sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra. Vì có phát triển theo hƣớng trang trại, tập trung mới quản lý đƣợc đầu vào (giống, thức ăn chăn nuôi, vật tƣ thú y); có điều kiện áp dụng khoa học, công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành, quản lý dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng; và tạo ra sản phẩm đồng đều, an toàn.

Tăng cƣờng công tác cải tiến giống vật nuôi thông qua một số hoạt động:

- Chọn lọc, nhân thuần đàn gia súc hiện có tại huyện Đại Lộc;

- Nhập giống mới, giống năng suất cao từ các địa phƣơng khác hoặc từ nƣớc ngoài;

- Tổ chức tốt công tác theo dõi phối giống, chăm sóc, nuôi dƣỡng gia súc, gia cầm non đảm bảo có đủ giống tốt cung cấp cho ngƣời chăn nuôi.

- Hoàn thiện và xây dựng mới hệ thống thụ tinh nhân tạo tại những vùng có đàn gia súc cái sinh sản tập trung, phân bổ những đực giống tốt để phối giống trực tiếp tại những nơi chƣa có điều kiện về kỹ thuật và con ngƣời; quản lý, theo dõi chặt chẽ đàn đực giống đã và đang sử dụng;

- Theo dõi giám sát chặt việc buôn bán, vận chuyển giống vật nuôi. - Khuyến khích việc công bố tiêu chuẩn chất lƣợng giống, xây dựng thƣơng hiệu giống.

Các dự án cải tiến giống bò thịt, dự án giống bò sữa, dự án giống trâu, dự án giống lợn, dự án giống gà, dự án giống vịt, ngan sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các tỉnh trên cơ sở các tỉnh phải chủ động phối hợp và triển khai.

Đẩy mạnh việc phát triển và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi thông qua một số nội dung cụ thể:

- Tổng hợp diện tích, sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật gieo trồng để tăng năng suất ngô phục vụ ngành chăn nuôi.

- Thúc đẩy việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nâng tỷ lệ sử dụng loại thức ăn này trong đàn vật nuôi của huyện Đại Lộc. Tuyên truyền để ngƣời chăn nuôi hiểu rằng chăn nuôi trang trại cộng với thức ăn chăn nuôi công nghiệp (bao gói) sẽ cho sản phẩm hàng hoá đồng đều và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Hƣớng d n ngƣời chăn nuôi theo giai đoạn, phối chế khẩu phần ăn hợp lý nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng lợi dụng thức ăn, giảm chi phí thức ăn…;

- Bảo quản, chế biến, dự trữ thức ăn trong mùa khô, đông vào mùa mƣa; sử dụng nhiều hơn nguồn thức ăn thô xanh từ phụ phẩm ngành công nông nghiệp nhƣ: rơm, rạ, cây ngô, ngọn mía, bã mía, vỏ dứa, bã dứa, vỏ cà phê…. Nguồn phụ phẩm này ở các địa phƣơng chƣa đƣợc chú ý đúng mức;

- Giành đất để trồng cỏ, xem cỏ là cây trồng có giá trị trong cơ câu cây trồng của ngành trồng trọt, xem trồng cỏ là một nghề, cỏ là hàng hoá.

Hƣớng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi an toàn cho nông dân

- Hƣớng d n ngƣời nông dân chăn nuôi an toàn từ khâu xây dựng chuồng trại, chọn lọc mua giống, lựa chọn loại thức ăn, phù hợp đến kỹ thuật nuôi dƣỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh môi trƣờng thậm chí cả vận chuyển, buôn bán, giết mổ.

- Hƣớng d n ngƣời dân vỗ béo gia súc, đặc biệt đối trâu bò. Trâu bò trƣớc khi bán, giết mổ, nếu đƣợc vỗ béo 50-60 ngày, trâu bò sẽ tăng thêm khoảng 20-25% khối lƣợng cơ thể. Khối lƣợng tăng thêm này là thịt và thịt có chất lƣợng cao.

- Khuyến khích thực hiện cuộc vận động “3 không, 3 có” trong chăn nuôi. 3 không là: không thả rông, không sử dụng chất cấm và không dấu dịch: 3 có là: có chuồng nuôi, có tiêm phòng và có phƣơng án giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi.

Thú y

- Thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp ngăn chặn kịp thời dịch tai xanh, cúm gia cầm và lở mồm long móng trong đó ƣu tiên cho công tác theo dõi, giám sát chăn nuôi; vận chuyển, buôn bán giết mổ gia súc và gia cầm. Nếu phát hiện có biểu hiện dịch bệnh phải bao vây, khống chế, tiêu độc, khử trùng… nhanh chóng dập tắt, không để dịch lây lan.

- Chủ động tiêm phòng dịch các bệnh nguy hiểm và chấp hành tốt Pháp lệnh thú y.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra giống, thức ăn và các vật tƣ chăn nuôi góp phần tích cực vào công tác bình ổn giá và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cƣờng đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền và xúc tiến thƣơng mại

Đào tạo, tập huấn

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho ngƣời chăn nuôi; các lớp đào tạo quản lý trang trại cho các chủ trang trại, cho ngƣời quản lý;

- Khuyến khích việc thăm quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa những ngƣời chăn nuôi với nhau.

- Thông tin, tuyên truyền về các chính sách của Nhà nƣớc về chăn nuôi; về những vấn đề cấp bách đang diễn ra của ngành nhƣ: giống, thị trƣờng, dịch bệnh…

- Tổ chức các trang thông tin về hỏi, đáp chăn nuôi và thú y trong huyện Đại Lộc

- Khuyến khích hình thành các dịch vụ tƣ vấn, hƣớng d n về chăn nuôi.

Xúc tiến thương mại

- Tổ chức các hội thi, triển lãm về giống, về thức ăn, về máy móc, dụng cụ, vật tƣ phục vụ ngành chăn nuôi.

- Xây dựng thêm các chợ đầu mối buôn bán gia súc, gia cầm và các dụng cụ, vật tƣ phục vụ chăn nuôi.

- Khuyến khích, khen thƣởng những ngƣời làm công tác giống tốt, những trang trại chăn nuôi có hiệu quả.

Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hƣớng sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của địa phƣơng.

Các địa phƣơng quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt phải gắn với các vùng sinh thái, đồng cỏ, vùng có phụ phẩm nông ,công nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 80 - 84)