Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 91 - 94)

9. Kết câu luận văn

3.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt

-Thay đổi phƣơng thức chăn nuôi chăn nuôi truyền thống, chăn thả rong bò bằng việc kết hợp giữa chăn thả và nuôi bò nhốt chuồng trên cơ sở đầu tƣ trồng cỏ để chăn nuôi, sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển chăn nuôi bò thịt ở quy mô nông hộ nuôi dƣới 10 con thành trang trại để tăng nhanh số

lƣợng đàn bò và tỷ trọng giá trị chăn nuôi

-Khuyến khích các hộ chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hình thức liên doanh, liên kết, từng bƣớc xây dựng mô hình sản xuất chăn nuôi khép kín từ khâu con giống - thức ăn - chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ nhằm gia tăng hiệu quả chăn nuôi đồng thời giúp chăn nuôi bò thịt phát triển một cách ổn định và bền vững.

Vỗ béo bò thịt:

Phổ biến quy trình vỗ béo bò thịt cho các đối tƣợng khác nhau:

Vỗ béo bò loại thải trƣớc khi giết thịt: bò đã trƣởng thành nhƣng bò gầy, già, bò phế canh, bò cạn sữa thời gian 45-60 ngày theo chế độ nuôi nhốt và cho ăn theo nhu cầu và khả năng tối đa của bò theo chế độ nuôi “addlibitum”. Sử dụng khẩu phần cơ bản là cỏ xanh, thức ăn tinh bao gồm bột ngô, bột sắn, cám và bổ xung 4% ure trên 100kg VCK.

Vỗ béo bò tơ lỡ 15-18 hoặc 24 tháng bao gồm bò đực, bò cái hậu bị loại, bê đực sữa thời gian vỗ béo từ 90-120 ngày theo phƣơng thức chăn nuôi thâm canh để sản xuất thịt bò chất lƣợng cao.

Về vệ sinh phòng bệnh và thú y:

Thực hiện tốt việc vệ sinh trong chăn nuôi bò thịt, tiêm phòng định kỳ và điều trị kịp thời các bệnh của đàn bò, phòng trừ nội, ngoại ký sinh trùng, đặc biệt bệnh ký sinh trùng đƣờng máu và bệnh LMLM.

Thực hiện tốt các biện pháp thú y đối với vận chuyển, nuôi tấn đáo và giết mổ bò thịt đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.

Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến:

Chăn nuôi bò thịt trang trại, tập trung sẽ tạo nguồn hàng lớn. Vì vậy, song song với đẩy mạnh chăn nuôi bò, phải có chính sách ƣu tiên đầu tƣ xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ.

Hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng sản phẩm(HACCP, ISO, GMP…) để từng bƣớc quốc tế hoá tiêu chuẩn chất lƣợng thịt bò.

Giải pháp thú y và phòng dịch bệnh

Toàn huyện Đại Lộc chỉ có các cán bộ thú y qua các lớp đào tạo chính quy và không chính quy (chiếm số lƣợng nhiều hơn), chỉ qua các lớp tập huấn, học thêm, đào tạo chƣa sâu. Vì vậy các hộ gia đình chăn nuôi v n còn gặp phải nhiều khó khăn trong công tác phòng dịch bệnh. Bò thƣờng mắc bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay dịch cúm và tiêu chảy đang diễn biến hết sức phức tạp. Khi mắc các bệnh này, các hộ gia đình không có cách chữa và kết quả là tử vong hoặc phải bán chạy. Xã cũng có đợt kiểm tra, tiêm phòng dịch bệnh định kì cho các hộ chăn nuôi bò nhƣng do kinh phí ít nên hiệu quả không đƣợc cao.

Để đàn bò phát triển mạnh khỏe, tăng trƣởng tốt và hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh thì hộ cần phải làm là:

+ Tiêm phòng các loại bệnh bò thƣờng gặp theo độ tuổi.

+ Tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng, nâng cao hiểu biết cho bà con để họ có thể tự chữa trị các bệnh thông thƣờng cho bò.

+ Tổ chức phổ biến kiến thức phòng trị bệnh ở các hộ chăn nuôi một cách thƣờng xuyên kịp thời để hộ sơ cứu trƣớc khi cán bộ khuyến nông đến.

+ Khi mắc các dịch bệnh lớn thì các cán bộ đến tận nơi xem xét và đánh giá tình hình rồi đƣa ra những biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Ngoài ra cũng nên có chính sách tăng cƣờng, khuyến khích cán bộ thú y, bác sĩ thú y về để phục vụ cho bà con, xây dựng và mở cửa hàng bán thuốc thú y nhằm đảm bảo nhu cầu và lợi ích của các hộ chăn nuôi bò thịt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)