Tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 62)

9. Kết câu luận văn

2.2.4. Tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

Việc thu mua, phân phối tiêu thụ bò thịt trên thị trƣờng của tỉnh chủ yếu do tƣ thƣơng tiến hành với kênh phân phối theo kiểu truyền thống: ngƣời sản xuất =>trung gian (thƣơng lái) =>ngƣời tiêu dùng.

Thị trƣờng là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó ngƣời mua và ngƣời bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn nuôi bò thịt, thị trƣờng là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm đƣợc thực hiện qua các “kênh thị trƣờng”. Kênh thị trƣờng phản ánh mối quan hệ giữa ngƣời sản xuất ngƣời thu mua và ngƣời tiêu dùng. Trong đó, ngƣời sản xuất là nông dân, họ là ngƣời cung cấp ra sản phẩm bò thịt; ngƣời thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm ngƣời thu gom, ngƣời bán buôn, ngƣời chế biến, ngƣời bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng cuối cùng (ngƣời tiêu thụ các sản phẩm đƣợc chế biến từ bò thịt)

Thị trƣờng là yếu tố rất quan trọng, có những lúc thị trƣờng trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ của sản xuất. Khi thị

trƣờng phát triển, hàng hóa sản xuất ra bán đƣợc giá cao, ngƣời sản xuất thu đƣợc nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất đƣợc mở rộng, và ngƣợc lại. để phát triển thị trƣờng tiêu thụ bò thịt, cần phân tích và đánh giá đƣợc các nhân tố tác động đến thị trƣờng.

Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trƣờng tiêu thụ thịt bò nhƣ:

Số lƣợng, chất lƣợng bò thịt cung cấp, theo quy luật cung cầu, số lƣợng bò thịt bán nhiều có thể d n đến cạnh tranh về giá, về thị phần. Tuy nhiên, nếu quy mô chăn nuôi quá nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí thu gom của trung gian tiêu thụ, nông dân bị ép giá. đối với chất lƣợng bò thịt càng cao (nhiều nạc, màu sắc thịt đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm) thì giá bán càng cao, dễ tiêu thụ.

- Giá bán của sản phẩm bò thịt và giá của các nông sản khác liên quan: Việc mua bán sản phẩm theo thỏa thuận và theo quy luật cạnh tranh, tuy nhiên nếu giá quá thấp thì không đảm bảo lợi nhuận cho ngƣời chăn nuôi, ngƣời chăn nuôi có thể thu hẹp quy mô sản xuất. Ngoài ra, giá của thịt bò còn chịu ảnh hƣởng của giá các loại sản phẩm khác liên quan nhƣ: giá các sản phẩm thịt lợn, thịt gà. Nếu giá các sản phẩm này càng cao sẽ làm ngƣời tiêu dùng chuyển hƣớng tiêu thụ thịt bò nhiều hơn, ngƣời chăn nuôi bò thịt có cơ hội tăng thêm lợi nhuận từ sự tăng giá bò thịt và mở rộng đƣợc quy mô chăn nuôi và ngƣợc lại.

-Hệ thống thông tin, thông tin đóng vai trò quan trọng cho cả ngƣời bán và ngƣời mua, cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Vấn đề thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chƣa đƣợc chú trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trƣờng của nông thôn chƣa phát triển.

-Hệ thống các cơ sở chế biến và sự đa dạng các sản phẩm đƣợc chế biến, sản phẩm bò thịt có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị gia

tăng cao nhƣ: thịt bò tƣơi, thịt bò khô, giò bò, da bò… Thông thƣờng, các khu chăn nuôi bò nằm cách xa với thị trƣờng tiêu thụ, vì vậy cần phải có cơ sở giết mổ hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, có thiết bị bảo quản và phải có các phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng.

- Các nhân tkhác nhƣ: Thu nhập ngƣời tiêu dùng, mật độ dân số, khu vực dân cƣ thành thị, nông thôn, thị hiếu và tập quán ngƣời tiêu dùng về sản phẩm đƣợc chế biến từ bò thịt...

Hiện tại, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ta phát triển còn chậm, chủ yếu là do sản xuất không gắn với thị trƣờng và không xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng để điều chỉnh sản xuất một cách thích ứng. Vì vậy đòi hỏi ngƣời chăn nuôi phải chú ý đến các nhân tố này để có hƣớng chăn nuôi thích hợp đáp ứng những sản phẩm mà thị trƣờng yêu cầu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)