Kinh nghiệm của xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 42)

9. Kết câu luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm của xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng

Quảng Nam

- Xã Bình Quý là địa phƣơng có nghề chăn nuôi bò khá phát triển của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệtt là kinh nghiệm nuôi bò thịt nhốt chuồng, trƣớc hết chuồng trại phải kiên cố, nền bê tông xi măng, máng ăn sạch sẽ Đảm bảo vệ sinh; bò phải đƣợc xổ sán, tiêm phòng đầy đủ. Đối với dinh dƣỡng cho bò, ngoài lƣợng cỏ cho bò đủ no, bổ sung thêm 1kg bột tổng hợp/con/ngày, trƣớc khi xuất chuồng khoảng 2 tháng, phải vỗ béo bò bằng cách cho mỗi con ăn thêm 3-4kg bột/ngày. Tiền lãi trung bình thu đƣợc 2.500.000đ/một con/một năm. Kinh nghiệm và thực tế chăn nuôi bò thịt nhốt chuồng ở xã Bình Quý Đã từng bƣớc đƣợc nhân rộng ở một số địa phƣơng khác ở huyện Thăng Bình, nhất là tại các xã vùng Tây. Đây là hƣớng đi hiệu quả, giúp nông dân Thăng Bình tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa nghèo vƣơn lên làm giàu trong những năm tới và là bài học kinh nghiệm cho các hộ chăn nuôi bò thịt trong cả nƣớc.

1.5.2. Kinh nghiệm của huyện Đô ƣơng- Nghệ An

- Mô hình chăn nuôi bò thịt thƣơng phẩm trên Địa bàn xã Thuận Sơn (Đô Lƣơng – Nghệ An) Đƣợc triển khai thực hiện trong thời gian 36 tháng (tháng 9/2006 - 9/2009) với quy mô 70 con bò và 12 hộ tham gia, trong đó 10 hộ mỗi hộ nuôi 5 con và 2 hộ mỗi hộ nuôi 10 con. Con giống đƣợc chọn để xây dựng mô hình là bê đực lai Zêbu, ít nhất 6 tháng tuổi trở lên, có trọng lƣợng tối thiểu 100kg, có tỷ lệ máu lai 75% trở lên, đạt các tiêu chuẩn về bò thịt khoẻ mạnh. Con giống đƣợc nuôi theo hình thức nhốt chuồng theo từng nông hộ. Đến nay, mặc dù thời gian chƣa kết thúc ở lứa nuôi thứ nhất, do thời

gian của việc chuyển giai đoạn và phƣơng thức nuôi, bò đang dần hoàn thiện về tầm vóc và thể trạng, nên tốc độ tăng trƣởng của đàn bò v n chƣa cao (bình quân 7,7 kg/con/tháng) đó là điều dễ hiểu. Nhƣng xã Thuận Sơn Đã Đi vào hoàn chỉnh về quy mô chăn nuôi nhƣ kế hoạch, 8/12 hộ đã xây dựng đƣợc hầm biôga, bà con đã tiếp cận tốt hình thức bán chăn thả quy mô gia đình. Theo tính toán, sau khi trừ đi chi phí tiền mua con giống, tiền cỏ, thuốc thú y, rơm, công chăm sóc có Đƣợc tổng lãi trên 33 triệu Đồng cho 10 tháng chăn. Các hộ nuôi 5 con bò thu lãi đƣợc trên 475.000 Đồng/ tháng, hộ nuôi 10 con lãi đƣợc 950.000 Đồng/ tháng. Đây mới chỉ là hiệu quả bƣớc đầu, nhƣng triển vọng khi bò đến giai đoạn vỗ béo và xuất bán, lợi nhuận có thể đạt từ 180.000đ đến 200.000 đ/tháng/con.

1.5.3. Bài học rút ra cho huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Một là, địa phƣơng phải xác định phát triển ngành chăn nuôi bò thịt là con đƣờng để chuyển dịch cơ câu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từ đó có chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển;

Hai là,phải giải quyết vấn đề giống mà theo kinh nghiệm chủ yếu là cải tạo giống bò địa phƣơng bằng lai tạo;

Ba là, coi trọng kỹ thuật chăn nuôi, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho ngƣời chăn nuôi qua việc đẩy mạnh công tác khuyến nông;

Bốn là,lựa chọn mô hình tổ chức phát triển chăn nuôi phù hợp; Năm là, giải quyết vấn đề vốn vay cho ngƣời chăn nuôi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 nghiên cứu một số nội dung: Một số khái niệm, đặc điểm của chăn nuôi bò thịt. Vai trò của phát triển chăn nuôi bò thịt.

Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển chăn nuôi bò thịt: Gia tăng số lƣợng đàn bò thịt. Huy động nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt.Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Gia tăng kết quả và đóng góp của chăn nuôi bò thịt cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng

Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi bò thịt ở một số địa phƣơng

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Nằm về phía Bắc của Quảng Nam, Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lƣu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 70 km; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam Giang về Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang.

b. Địa hình

Với địa hình cao ở phía Tây-Tây Bắc, thấp dần về phía Đông. Dƣới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn khác nhau nên đất đai cũng đa dạng

Toàn huyện có thể chia làm 3 dạng địa hình nhƣ sau: Địa hình núi, Địa hình gò đồi; Địa hình đồng bằng

c. Khí hậu

Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa khu vực Nam Trung bộ. Đặc điểm thời tiết là nóng ẩm, mƣa nhiều và

mƣa theo mùa, chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 26,3oC, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm. Lƣợng mƣa trung bình 2.580 mm, phân bố không đều theo thời gian và không gian, mƣa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mƣa tập trung vào các tháng 9-12, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm. Nền nhiệt cao, số giờ nắng bình quân trong năm gần 2.000 giờ, tổng tích ôn lớn (9.000oC), thuận lợi cho sự sinh trƣởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi.

d. Đất đai

Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi với diện tích tự nhiên: 587,041 km2

và gồm 4 nhóm đất chính: Đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng.

e. Nguồn nước

Với hệ thống , suối trải khắp toàn huyện, đây là nguồn nƣớc sẵn có phục vụ cho việc trồng cây và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên có hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lƣu lƣợng nƣớc lớn bao bọc nên mƣa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thƣờng gây lụt lội ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất vùng hạ lƣu

2.1.2. Tình hình kinh tế

Sản lƣợng lƣơng thực năm 2012: 46.891 tấn, tăng 12% so với năm 2010

-Diện tích canh tác có giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm của năm 2012: 3.440 ha, chiếm 19,2% diện tích canh tác, tăng 1.500 ha so với năm 2010 .

-Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2012 giữ ổn định 81%, trồng rừng tập trung 656,6 ha, tăng 356,6 ha so với năm 2010.

-Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn sử dụng nƣớc hợp vệ sinh năm 2012 là 80%, tăng 5% so với năm 2010.

-Số xã phê duyệt đồ án, đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới: 14/17 xã, hoàn thành và triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

-Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn năm 2012 đạt 809,7 tỷ đồng (giá hiện hành); giải quyết việc làm cho 10.872 lao động, có 430 lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ngắn hạn.

Giá trị sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp theo giá theo giá hiện hành năm 2012 đạt 2.438,8 tỷ đồng (chiếm 32,9% trong tổng giá trị sản xuất của huyện bao gồm lĩnh vực: công nghiệp - nông nghiệp- dịch vụ) tăng 46% so với năm 2010 (1.631,1 tỷ đồng) và tăng 8,7% so với năm 2011 (2.243,4 tỷ đồng

Bảng 2.1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Đại Lộc của một số ngành chủ yếu

2014 2015 2016

Theo giá hiện hành (tỷ đồng) 8,267.52 9,386.19 10,544.69

Nông lâm thủy sản (tỷ đồng) 1,544.41 1,710.84 1,806.83 Công nghiệp - Xây dựng (tỷ đồng) 4,689.70 5,271.66 5,956.63

Trong đó: Công nghiệp (tỷ đồng) 4,141.07 4,641.31 5,250.23

Dịch vụ (tỷ đồng) 2,033.41 2,403.69 2,781.23

Theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng) 6,557.62 7,342.91 8,262.59

Công nghiệp - Xây dựng (tỷ đồng) 3,929.30 4,418.76 5,006.50 Trong đó: Công nghiệp (tỷ đồng) 3,516.46 3,976.01 4,518.40

Dịch vụ (tỷ đồng) 1,538.80 1,775.62 2,050.84

Cơ câu giá trị sản xuất (giá HH) 100 100 100.00

Nông lâm thủy sản (%) 18.68 18.23 17.13

Công nghiệp - Xây dựng (%) 53.65 56.16 56.49

Trong đó: Công nghiệp (%) 46.36 49.45 49.79

Dịch vụ (%) 27.06 25.61 26.38

Tốc độ tăng trƣởng (giá CĐ 2010-%) 10.06 11.98 12.52

Nông lâm thủy sản (%) 2.91 5.42 4.94

Công nghiệp - Xây dựng (%) 9.40 12.46 13.30

Trong đó: Công nghiệp (%) 7.79 13.07 13.64

Dịch vụ (%) 16.39 15.39 15.50

2.1.3. Tình hình Xã hội

Dân số, mật độ dân số, lao động

Bảng 2.2. Diện tích, số hộ, dân số và mật độ dân số phân theo cấp xã năm 2016

Diện tích (Km2) Số hộ Dân số trung bình ( ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/km2 ) Tổng số 579.06 40,733 152,538 263.42 Thành thị 12.75 4,573 17,357 1,361.33 Thị trấn Ái Nghĩa 12.75 4,573 17,357 1,361.33 Nông thôn 566.31 36,160 135,181 238.70 Xã Đại Sơn 89.328 1,027 3,379 37.83 Xã Đại Lãnh 34.134 2,294 8,901 260.77 Xã Đại Hƣng 92.915 2,063 8,862 95.38 Xã Đại Hồng 52.171 2,708 10,209 195.68 Xã Đại Đồng 43.140 3,034 11,406 264.39 Xã Đại Quang 37.381 2,971 11,078 296.35 Xã Đại Nghĩa 27.425 3,018 11,377 414.84 Xã Đại Hiệp 20.213 2,589 8,906 440.61 Xã Đại Thạnh 57.951 1,270 4,241 73.18 Xã Đại Chánh 51.129 1,549 5,880 115.00 Xã Đại Tân 13.240 1,665 6,026 455.14 Xã Đại Phong 8.271 1,932 7,496 906.30 Xã Đại Minh 7.355 2,065 8,309 1,129.71 Xã Đại Thắng 8.572 1,944 7,095 827.69 Xã Đại Cƣờng 9.496 2,218 8,739 920.28 Xã Đại An 6.109 2,079 7,010 1,147.49 Xã Đại Hòa 7.480 1,734 6,265 837.57

Bảng 2.3. Lao động đang làm việc phân theo thành phần và ngành kinh tế

2013 2014 2015 2016 Tổng số 92,008 93,367 94,785 94,907 1. Phân theo thành phần kinh tế 92,008 93,367 94,785 94,907

Nhà nƣớc 4,294 4,370 4,425 4491

Ngoài Nhà nƣớc 86,767 88,092 89,071 89,122

Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 947 905 1,289 1294

2. Phân theo ngành kinh tế 92,008 93,367 94,785 94,907

Nông lâm thủy sản 62,899 61,675 60,478 59,230 Công nghiệp - Xây dựng 16,355 17,670 19,540 20,185

Trong đó: công nghiệp 12,068 13,225 14,890 15,159

Thƣơng mại - Dịch vụ 12,754 14,022 14,767 15,492

(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đại Lộc) Qua bảng 2.2 và 2.3 cũng cho thấy, nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động 94.907ngƣời (chiếm 62,2% dân số toàn huyện), đây là nguồn lao động lớn cho phép huyện phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Hiện nay, phần lớn số lao động trong độ tuổi lao động đã có việc làm 89.122 ngƣời, tƣơng đƣơng với 93,9% dân số trong độ tuổi lao động, nhƣng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 66,45% năm 2016). Do sự chuyển đổi cơ câu kinh tế và sự cơ giới hóa trong nông

nghiệp nên tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của huyện ngày càng giảm với tốc độ giảm bình quân là 0,23%. Với lực lƣợng lao động nhƣ thế v n chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho các ngành sản xuất kinh doanh về mặt chất lƣợng lao động, vì chỉ có 20,185 ngƣời (tƣơng đƣơng với 21 % dân số trong độ tuổi lao động) là lao động có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề. Mặc dù tỷ trọng này càng đƣợc nâng lên với tốc độ tăng trung bình là 21,5%/năm.

Ngoài ra cùng với tình hình suy thoái kinh tế của thế giới và trong nƣớc đã làm tỷ lệ lao động thất nghiệp của huyện tăng lên trong năm 2016 là 7,83% so với năm 2015. Vì vậy, một trong những chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội mà huyện đặt ra trong những năm tới là phải nâng cao chất lƣợng lao động để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề, có chuyên môn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của địa phƣơng, tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động..

2.1.4. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện.

Tháng 11/2015, huyện Đại Lộc đã Phê duyệt Đề án nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 trong đó tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt để đạt mục tiêu có khoảng 38 ngàn con năm 2020 trong đó bò lai chiếm 60%.

Năm 2016 huyện Đại Lộc đã ban hành Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn huyện theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc “phê duyệt Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020”;, áp dụng cho các cá nhân, hộ gia đình, trang trại, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có hoạt động liên quan đến chăn nuôi đại gia súc

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN ĐẠI LỘC ĐẠI LỘC

2.2.1. Số lƣợng đàn bò thịt ở Huyện Đại Lộc

Bảng 2.4. Số lượng bò chia theo cấp xã

ĐVT: con 2012 2013 2014 2015 2016 % tăng trƣởng TB 2012-2106 Tổng số 9,982 10,650 12,975 15,984 19,380 18.04 Thành thị 438 360 370 550 544 5.57 Thị trấn Ái Nghĩa 438 360 370 550 544 5.57 Nông thôn 9,544 10,290 12,605 15,434 18,836 18.53 Xã Đại Sơn 141 148 206 246 352 25.70 Xã Đại Lãnh 807 857 967 578 820 0.40 Xã Đại Hƣng 747 781 837 844 1,327 15.45 Xã Đại Hồng 885 987 1,107 1,571 2,002 22.64 Xã Đại Đồng 411 438 506 665 693 13.95 Xã Đại Quang 647 672 831 1,197 966 10.54

Xã Đại Nghĩa 513 568 798 1,204 1,042 19.38 Xã Đại Hiệp 562 596 730 1,045 1,205 21.01 Xã Đại Thạnh 350 376 452 540 678 17.98 Xã Đại Chánh 463 490 606 880 1,206 27.04 Xã Đại Tân 421 421 571 639 841 18.89 Xã Đại Phong 592 628 992 900 1,202 19.37 Xã Đại Minh 781 837 926 958 1,697 21.41 Xã Đại Thắng 475 504 544 850 971 19.57 Xã Đại Cƣờng 931 991 1,045 1,305 1,865 18.97 Xã Đại An 465 521 781 976 948 19.49 Xã Đại Hoà 353 475 706 1,036 1,021 30.41

(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đại Lộc) Trong giai đoạn 2012 – 2016 ngành chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Đại Lộc đã có bƣớc phát triển đáng kể, cụ thể:

- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bò năm 2016 đạt 46.967 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 84,4% và chiếm 14,35 % so với tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện.

số lƣợng đàn bò tăng đều qua các năm, so với năm 2012 thì năm 2015 tổng bò tăng 65.4%. Nhìn chung, chăn nuôi bò ngày càng đƣợc ngƣời chăn nuôi trên địa bàn huyện quan tâm phát triển.

Trong những năm qua, các cơ chế, chính sách cải tạo chất lƣợng đàn bò do Nhà nƣớc ban hành từng bƣớc đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi giúp cải thiện tầm vóc và khả năng tăng trọng của bê lai góp phần nâng cao chất lƣợng đàn bò trên địa bàn huyện. Chƣơng trình cải tạo chất lƣợng đàn bò đã góp phần nâng tỷ lệ bò lai Zêbu lên trên 80% tổng đàn bò toàn huyện Đại Lộc (15.504/19.380 con). Tổng đàn bò cái toàn huyện khoảng 12.700 con; trong đó, tỷ lệ bò giống nội chiếm khoảng 15,7%, bò lai dƣới 50% máu nhóm bò Zêbu chiếm khoảng 23,6%; bò lai 50% máu chiếm khoảng 55,1%; lai 75% máu khoảng 5,6%.

Việc chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi trâu, bò nhƣ: Ủ thức ăn bằng men sinh học, ủ rơm bằng Urê, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, phát triển trồng cỏ để chăn nuôi bò tại chuồng đã và đang đƣợc Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm, các ban ngành ở các xã, thị trấn triển khai thực hiện đã đƣợc nông dân đồng tình hƣởng ứng bƣớc đầu đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đại gia súc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 42)