Gia tăng các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 85 - 91)

9. Kết câu luận văn

3.2.3. Gia tăng các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt

+ Về đất đai:

Gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và kế hoạch sử dụng đất, UBND các xã, thị trấn bố trí một phần diện tích đất chƣa sử dụng, diện tích đất trồng cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ và cho ngƣời dân đăng ký để xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi.

+ Về huy động vốn cho chăn nuôi bò

Tất cả các hộ chăn nuôi bò dù theo quy mô lớn hay nhỏ đều thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất. Hiện nay theo đánh giá của các hộ vay ngân hàng không khó nữa, thủ tục đơn giản nhƣng số lƣợng tiền vay rất ít và thời gian vay lại ngắn. Hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi bò thịt ở huyện Đại Lộc đều thiếu vốn để mở rộng quy mô phát triển đàn bò nên khi mua giống, thức ăn họ đều phải mua chịu với giá cao. Vì vậy tạo điều kiện cho các hộ mở rộng quy mô đàn bò, tôi xin đề xuất một vài giải pháp sau:

-Giúp cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc với tất cả các nguồn tín dụng

-Phát huy nguồn vốn nội lực hiện có trong dân với đàn bò hiện có ở địa phƣơng thông qua biện pháp là mua bảo hiểm cho đàn bò

-Ngƣời chăn nuôi cần phải thực hiện phƣơng chấm “Lấy ngắn nuôi dài”, từ tích luỹ và tái đầu tƣ.

-Giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến đất đai cho phát triển chăn nuôi.

- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho nông dân vay với số lƣợng tƣơng đối và thời hạn cho vay vốn dài.

- Thành lập các quỹ tiết kiệm, quỹ đoàn hội, quỹ phụ nữ, hội nông dân…. để tạo vốn, quỹ tín dụng để góp vốn sản xuất.

- Đối với các hộ, ngoài nguồn vốn tự có của hộ gia đình cần phải biết phát huy các nguồn vốn khác nhƣ anh em, bà con, bạn bè và điều quan trọng nhất là phải sử dụng đồng vốn nhƣ thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả cao nhất nguồn vốn đó.

- Tổ chức thành lập liên hiệp hỏi chăn nuôi nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau để phát triển sản xuất.

- Tăng cƣờng mối liên kết giữa ngƣời chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành hàng (nhu cầu giết mổ, chế biến, cung ứng đầu vào cho chăn nuôi…. ) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

+ Về lao động trong chăn nuôi bò

Chăn nuôi bò thịt không khó chăm sóc tuy nhiên v n đòi hỏi ngƣời dân phải có trình độ kỹ thuật về chăn nuôi bò để đảm bảo bò không bị mắc bệnh, tăng trƣởng nhanh vể số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng.

+ Về kỹ thuật chăn nuôi:

* Công tác giống: Đào tạo, quản lý, bồi dƣỡng đội ngũ d n tinh viên cho các xã, thị trấn đảm bảo cân đối giữa các vùng để triển khai công tác thụ tinh nhân tạo bò. Thực hiện tốt công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò. Tuyển chọn đàn bò cái lai Zêbu để làm giống thay thế bò cái địa phƣơng.

Giống là một khâu rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Nếu lựa chọn đƣợc giống tốt: Mình dài, tai to, mau ăn… thì quá trình chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn và ngƣợc lại. Hiện này có rất nhiều loại giống trên thị trƣờng: Giống ngoại, giống bò lái, giống nội…, việc lựa chọn giống bò phẩm chất tốt,

phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trƣờng của địa phƣơng là một công việc rất khó.

Hiện nay, ở huyện Đại Lộc có các giống bò: bò ngoại, bò lai kinh tế, bò nội, trong đó bò ngoại và bò lai kinh tế các hộ v n không biết xuất xứ từ đâu, nên rất khó trong việc chăn nuôi. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lí Nhà nƣớc và khuyến nông cơ sở để cung cấp giống đảm bảo chất lƣợng, mở các lớp tập huấn kĩ thuật chọn giống bò cho các hộ gia đình, hoặc khuyến khích các hộ tự gây giống để chăn nuôi.

Ở các hộ gia đình chăn nuôi bò thịt hƣớng nạc và bò thịt xuất khẩu thì công tác giống bò cần phải quan tâm hơn phải có sự tham gia của các trung tâm giống bò, công ty giống tránh hiện tƣợng các hộ nông dân tự để giống bò từ các hộ gia đình không đạt tiêu chuẩn.

Công ty giống, trung tâm giống Trung ƣơng Trung tâm giống cơ sở Trung tâm giống địa phƣơng Hộ nuôi bò.

- Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu cần đƣa ra các giống có chất lƣợng, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện tốt cho việc hỗ trợ, mua bán của các tổ chức tổ chức.

- Đối với cấp huyện, là khâu trung gian tiếp cận cho các hộ tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn đƣợc giống vật nuôi tốt cho hiệu quả kinh tế cao.

- Đối với bà con nông dân, phải nhạy bén, năng động, học hỏi, sáng tạo, hợp tác với nhau, thông tin nhanh để lựa chọn các giống tốt, kích thích chăn nuôi phát triển.

Trong công tác giống bò của nƣớc ta từ nay đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 cần tiến hành các vấn đề sau:

- Đẩy mạnh chƣơng trình cải tạo đàn bò địa phƣơng thông qua phƣơng pháp TTNT hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống lai Zebu để tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%.

- Lai tạo, phát triển giống bò thịt lai của Việt nam có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối giống bằng TTNT với bò cái nền lai Zebu.

- Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống thịt cao sản nhập nhội phù hợp với điều kiện dân trí và sinh thái của từng vùng.

- Nhập khẩu nguồn gen: Nhập bò đực giống cao sản để sản xuất tinh bò thịt đông lạnh trong nƣớc, nhập khẩu một số tinh, phôi bò thịt phục vụ cho lai tạo và nhan thuần giống bò thịt.

- Xây dựng hệ thống quản lý giống bò thịt thống nhất trên phạm vi cả nƣớc.

- Đầu tƣ cơ sở vật chất cho chƣơng trình nhân giống bò thịt:

+ Tiến hành kiểm tra năng suất đực giống: Nâng cao chất lƣợng bò đực giống thịt tại trung tâm tinh đông lạnh Moncada để nâng cao tiến bộ di truyền trên đàn bò thịt trong cả nƣớc.

Xây dựng và nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc. Xây dựng hệ thống trạm TTNT bò đến tận các huyện có chăn nuôi bò phát triển, tập trung nhằm cung cấp vật tƣ TTNT, chuyển giao kỹ thuật phối giống…

Tăng cƣờng năng lực và tran bị đủ mạnh cho hệ thống mạng lƣới thụ tinh nhân tạo bò ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh đang tham gia dự án phát triển giống bò thịt theo chƣơng trình giốngcủa bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghiên cứu về giống: nghiên cứu chọn, tạo các công thức lai và nuôi thử nghiệm bò thịt thuần chủng năng suất cao phù hợp với điều kiện Việt nam.

+ xây dựng các tiêu chuẩn giám định chọn lọc giống bò thịt, chọn lọc cá thể; các phƣơng pháp kiểm tra năng suất cá thể và kiểm tra đời sau đối với bò đực giống hƣớng thịt Việt nam.

* Về thức ăn chăn nuôi bò: Ngoài tận dụng tối đa đồng cỏ tự nhiên và các sản phẩm nông nghiệp sẵn có nhƣ ngô, sắn, rơm lúa, đậu tƣơng, ngọn lá mía, dây lạc, dây khoai, ... làm thức ăn cho bò. Cần chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho bò bằng cách tăng cƣờng trồng cỏ trên diện tích canh tác không có hiệu quả, nhất là các giống cỏ cho năng suất cao nhƣ cỏ voi, cỏ VA 06,..Tăng cƣờng tập huấn khuyến nông, hƣớng d n phổ biến kỹ thuật ủ rơm, ủ chua, ủ xanh thức ăn để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn phụ phế phẩm nông sản làm thức ăn cho bò.

Hiện nay thức ăn cho bò trên thị trƣờng rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều công ty, hãng kinh doanh, tƣ nhân cung ứng các loại thức ăn cho từng loại bò, có cả khẩu phần với từng lứa tuổi bò

Vấn đề đặt ra là giá thức ăn chăn nuôi quá cao. Hiện nay giá thức ăn cho chăn nuôi bò ở Việt Nam cao hơn giá cả của các nƣớc khác trong khu vực khoảng 20%, trong khi đó thức ăn chiếm khoảng 70 - 77% chi phí chăn nuôi bò, còn lại chi phí cho giống chỉ chiếm khoảng 18 - 20 %, chi phí lao động chiếm khoảng 2 - 5 %. Giá thức ăn cao là do thuế nhập khẩu áp dụng đối với các loại nguyên liệu thô đang quá cao.

Huyện Đại Lộc cũng đã có vùng trồng cây hoa màu nhƣng năng suất chƣa cao. Huyện nên khuyến khích các hộ trồng thêm các loại cây màu: Khoai, Ngô, … để lấy thức ăn cho chăn nuôi. Tuy vậy chỉ có những hộ vừa và

nhỏ sử dụng thức ăn từ trồng trọt còn các hộ có quy mô lớn thì v n dùng thức ăn mua trên thị trƣờng. Vì vậy xã cần có những biện pháp giải quyết vấn đề trên.

Căn cứ vào quy hoạch về phát triển chăn nuôi bò thịt của các địa phƣơng, ngoài các diện tích trồng cỏ hiện có cần chuyển đổi hợp lí đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho chăn nuôi bò thịt trang trại và bò vỗ béo trƣớc khi giết thịt. Cung cấp giống mới và phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản thức ăn thô xanh đảm bảo chất lƣợng cao.

Chế biến: áp dụng các phƣơng pháp chế biến cỏ khô , cỏ đóng bánh, cỏ ủ để chăn nuôi bò thịt và vỗ béo bò ở nƣớc ta trong thời gian tới.

Phụ phẩm nông, công nghiệp: Về rơm rạ hàng năm nƣớc ta có khoảng 30 triệu tấn, số rơm rạ này nếu tận dụng hết có thể đủ nuôi số trâu bò hiện có nhƣng thực tế số phụ phẩm này v n chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả cho chăn nuôi nên hàng năm trâu bò v n thiếu thức ăn thô xanh vào mùa đông. cần áp dụng các biện pháp phơi khô, dự trữ, chế biến hợp lý hơn để cung cấp thức ăn thô cho bò vào mùa đông.

Phụ phẩm khác: thấn cây ngô, mía sắn, khoai lang… khoảng 10 triệu tấn cần đƣợc chế biến , bảo quản và sử dụng có hiệu quả.

Sản xuất thức ăn xanh: Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi bò thịt phải dành diện tích đất thích hợp để trồng thâm canh các loại cỏ nhƣ cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ hỗn hợp năng suất cao nhằm chủ động có đủ thức ăn thô xanh cho bò thịt. Thâm canh cỏ để có năng suất 200 -250 tấn chất xanh/1ha đủ nuôi thâm canh từ 13-15 con bò thịt hoặc bán thâm canh từ 20-30 con. Cỏ hỗn hợp năng suất cao 350-400 tấn/ha/năm, có thể nuôi 20-30 bò thịt. Phát triển cỏ hỗn hợp, cỏ họ đậu để cải thiện chất lƣợng cỏ.

Thức ăn tinh: sử dụng hợp lý các nguồn tinh bột sắn, ngô, các loại khô dầu trong chăn nuôi bò ngoại và vỗ béo bò thịt.

* Công tác khuyến nông:

- Mở rộng và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất.

- Tập huấn, hƣớng d n kỹ thuật trồng cỏ thâm canh và kỹ thuật bảo quản các loại phụ phẩm nông nghiệp bằng phƣơng pháp: ủ Urê, ủ chua, ủ xanh thức ăn… nhằm tận dụng hết các nguồn phụ phẩm nông sản tại chỗ để làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò về mùa Đông và mùa khô hạn.

Trên thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi bò thịt dù với quy mô nào đi nữa thì đều đòi hỏi về mặt kĩ thuật. Từ khâu chọn giống, chuồng trại, thức ăn… đều phải quan tâm. Giải quyết vấn đề này cần có sự tham gia của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, từ cấp Tỉnh tới cấp địa phƣơng. Huyện cần mở lớp tập huấn cho các hộ gia đình, cần phải hợp tác với các công ty giống, công ty thức ăn, viện nghiên cứu, các trƣờng kĩ thuật nông nghiệp… tổ chức các lớp tập huấn để học hỏi. Cho đi thăm quan một số hộ chăn nuôi điển hình trong xã để học hỏi. Vì vậy phải tổ chức các lớp này một cách thƣờng xuyên và liên tục để giúp các hộ giải quyết ngay các vấn đề nảy sinh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 85 - 91)