Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 66 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Kinh phí thực hiện Chương trình GQVL&GNBV còn hạn chế so với nhu cầu, nguồn vốn chương trình được phân bổ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình giảm nghèo bền vững.

Việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn các xã nghèo còn hạn chế, chủ yếu mới tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy chưa kích thích phát triển sản xuất tại chỗ nhằm tạo thu nhập ổn định phục vụ công tác giảm nghèo bền vững tại cơ sở.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động còn thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao. Cơ sở hạ tầng còn thấp nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Đa số chủ hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; phần lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số trình độ canh tác còn thấp kém, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng không có việc làm.

Một bộ phận nhỏ người nghèo trong chờ và ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước... Đặc biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn, không có con cháu, có người tàn tật nặn...)

Thành viên Ban chỉ đạo GQVL-GNBV cấp huyện. Các ban, ngành đoàn thể phối hợp chưa tốt trong việc thực hiện chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững; việc lồng ghép các chương trình, dự án nhiều lúc hiệu quả còn thấp.

nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm nên một số người dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Quyết tâm giảm nghèo của một số xã chưa quyết liệt, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể còn có mức độ. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số xã không ổn định, thường xuyên thay đổi; khối lượng công việc phụ trách lớn... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tham mưu thực hiện Chương trình.

Cách thức, bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TBXH còn bất cập; cách tính điểm tài sản và điều kiện sống của hộ gia đình chưa hợp lý gây khó khăn trong rà soát hộ nghèo.

Tiểu kết chƣơng 2

Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Giảm nghèo bền vũng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, là một trong những chính sách của tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Bông nói riêng. Có thể nhận thấy, với việc triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc khung chương trình giảm nghèo, cùng với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và các Hội, đoàn thể và sự nỗ lực vươn lên của người nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện.

Tuy nhiên, các con số giảm nghèo trên địa bàn huyện thiếu bền vững do khó khăn trong bố trí nguồn lực thực hiện, chính sách dàn trải, phân tán và vẫn tồn tại tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận đồng bào DTTS. Chính sách không nhất quán, thiếu đồng bộ… từ mặt hạn chế đó là cơ sở đề ra các giải pháp khắc phục, nhằm thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng đem lại hiệu quả tối đa cho đối tượng thụ hưởng là các hộ nghèo. Muốn làm được điều đó, Huyện cần đầu tư năng cao năng lực của người dân, trang bị kỹ năng và công cụ giúp người dân phát huy sáng tạo, tự tìm được hướng đi thoát nghèo.

Trong chương 2, tác giả đã khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội và tình hình phát triển kinh tế ở huyện Krông Bông, khái quát thực trạng nghèo, các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo và cũng như kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Krông Bông, trình độ dân trí còn thấp, phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, kinh tế thị trường chưa phát triển, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao, trên cơ sở đó đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Krông Bông, nêu những mặt thuận lợi, mặt khó khăn, đồng thời tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hạn chế đó, nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nghèo, cần phân tích, đánh giá nhận diện và phân loại rõ từng đối tượng người nghèo… đề ra kế hoạch, giải pháp có trọng tâm,

trọng điểm. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các chính sách giảm nghèo phù hợp và huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình giảm nghèo.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG

BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)