Quan điểm của đảng về xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm của đảng về xóa đói, giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (sau đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo) như sau:

- Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là

sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo.

- Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ

chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.

nước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu tư hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững. Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, cần có sự tổng kết theo từng giai đoạn, nhằm bổ sung kịp thời những thay đổi cần thiết, nhất là về chuẩn nghèo, hướng tới giảm nghèo đa chiều bền vững.

Bên cạnh đó, quan tâm thích đáng việc bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm tính hiệu quả của chương trình, nâng cao mọi mặt đời sống bộ phận đồng bào thua thiệt, cũng như khẳng định tính đúng đắn và ưu việt của chính sách giảm nghèo bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nâng cao nhận thức về xóa đói, giảm nghèo thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân nói chung, người nghèo nói riêng để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, đồng thời tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện ở các cấp, các ngành để bảo đảm tính hiệu quả của các chính sách. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về phân công giúp đỡ các huyện nghèo, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, có sự thống nhất với địa phương.

3.2. Định hƣớng giảm nghèo bền vững của tỉnh Đắk Lắk và huyện Krông Bông

3.2.1.Tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các Hội đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tác động tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, cơ sở hạ tầng của các

huyện, xã, thôn nghèo được tăng cường, người nghèo đã từng bước tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, các chính sách đầu tư phát triển đã hướng vào trợ giúp các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ mạnh và đồng bộ; cơ chế thực hiện chưa phù hợp với đặc thù vùng miền và đặc điểm văn hóa, tập quán của người dân. Một bộ phận người nghèo và chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, chưa chủ động, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 19/2015/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã đề ra.

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân 1,5% - 2%/năm (riêng các

huyện miền núi giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3 - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm

thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả tỉnh cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2019 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện

điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn đặc biệt khó

thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện cho người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thíchứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

- Phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 - 30% số xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa

bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân, trong đó: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; 70% - 80% thôn có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; 60% - 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới; 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm.

- Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng

hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả tăng 20% - 25%/năm; bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo, thoát cận nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho 2.200 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% - 70% lao động đi làm việc

ở nước ngoài.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn được tập huấn kiến

thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

- 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng

cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 05 huyện, 58 xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động.

- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp

thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác; hỗ trợ phương tiện nghe - nhìn để nghe và xem các chương trình phát thanh - truyền hình của Trung ương và địa phương cho khoảng 270 hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số và hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.

3.2.2.Huyện Krông Bông

Để từng bước giải quyết được những cái nghèo nêu trên, trong nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền huyện Krông Bông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển được một phần hạ tầng về giao thông và thủy lợi, cải thiện thêm một bước về văn hóa giáo dục. Tuy nhiên, Krông Bông vẫn là huyện nghèo trong những huyện nghèo của cả nước với điểm xuất phát rất thấp. Để luận giải bài toán giảm nghèo nhanh, bền vững cho huyện Krông Bông, NQ đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 đã chọn ba hướng ưu tiên chính.

- Một là, đầu tư cho đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực của huyện.

- Hai là, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và thuỷ lợi.

- Ba là, đầu tư cho phát triển du lịch.

Từ cái nghèo về dân trí, nghèo về kiến thức nghề nghiệp cộng với thiếu điều kiện tiếp nhận thông tin mới trong điều kiện mở cửa hội nhập dẫn đến cái vòng luẩn

quẩn của sự đói nghèo. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi của túng thiếu đói nghèo triền miên, cho dù Nhà nước có trợ giúp bao nhiêu thì cũng khó thoát nghèo một cách căn bản, bền vững. Năm 2016, Huyện ủy đã ban hành nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng giao thông và thủy lợi; phát triển du lịch sinh thái. Theo đó HĐND huyện đã quyết nghị ban hành ba đề án theo tinh thần nghị quyết của Huyện ủy để triển khai thực hiện.

Trong nguồn nhân lực chung của huyện được phân theo nhiều loại: Nguồn nhân lực tầm xa, nguồn nhân lực trước mắt, nguồn nhân lực rộng rãi và nguồn nhân lực quan trọng. Nguồn nhân lực tầm xa của Krông Bông được tính đến là lực lượng học sinh ở các cấp học phổ thông, mẫu giáo. Nguồn nhân lực này phải chú ý đào tạo cả về đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục; cả về quốc ngữ, quốc sử, quốc văn.

Nguồn nhân lực quan trọng là đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị của huyện. Trong nguồn nhân lực này có số đã được đào tạo căn bản cần được đánh giá chính xác về năng lực, về phẩm chất, đạo đức lối sống để sử dụng đúng chỗ, đúng năng lực sở trường. Số còn lại phải tiếp tục đào tạo hoặc đào tạo lạị để đủ chuẩn công chức, đủ chuẩn cán bộ chủ chốt theo quy định của Nhà nước.

Điều quan trọng nữa đối với Krông Bông là phải có chiến lược làm chuyển biến căn bản nhận thức của người dân, phải giáo dục, động viên cao độ tinh thần cách mạng trong nhân dân, khơi dậy lòng tự hào của mảnh đất có tinh thần quật khởi năm xưa, sẵn sàng chiến đấu, để chống đói nghèo và lạc hậu hôm nay. Các tư tưởng trông chờ cấp trên, ỷ lại vào Đảng, Nhà nước, các tập tục lạc hậu phải được coi là một loại giặc bên trong rất nguy hại, nó gây trở ngại rất lớn cho công cuộc xây dựng phát triển mà cả hệ thống chính trị phải kiên quyết giáo dục, thuyết phục, từng bước đẩy lùi để dọn đường cho những bước đi mới. Làm được như vậy cũng là thực hiện một giải pháp hết sức quan trọng để nâng cao dân trí, phục vụ sự nghiệp xây dựng huyện Krông Bông thành huyện khá so với các huyện miền núi của tỉnh theo mục tiêu chung mà Nghị quyết đại hội XVIII Đảng bộ huyện đã đề ra.

chọn nhiệm vụ mang tính bức phá thứ hai nữa đó là đầu tư phát triển giao thông và thủy lợi, coi đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách của huyện. Vì là vùng miền núi địa hình xưa nay bị chia cắt gây khó khăn cho sản xuất, giao thương hàng hóa của người dân. Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên đói nghèo lạc hậu ở miền núi là thiếu điện và đường.

Những năm qua, huyện đã tập trung giải quyết phần lớn nhu cầu điện thắp sáng cho nhân dân, hạ tầng giao thông, nhất là mạng lưới giao thông vào làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp, mạng lưới giao thông phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch, phục vụ sản xuất, giao lưu hàng hóa của người dân ở 5 xã vùng cao. Huyện đã có nhiều dự án để phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, đã triển khai được một số dự án thành công đưa vào sử dụng, còn nhiều dự án chưa triển khai được vì thiếu vốn. Đại hội Đảng bộ huyện đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch về di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch về làng nghề truyền thống và du lịch văn hóa tâm linh. Các loại hình du lịch nói trên là tiềm năng thế mạnh của huyện Krông Bông. Đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở miền núi là giải pháp hay, giải pháp đúng nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường sống.

3.3. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vũng trên địa bàn huyên Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

3.3.1.Xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông huyện Krông Bông

Các chính sách đầu tư phát triển đã hướng vào trợ giúp các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ mạnh và đồng bộ; cơ chế thực hiện chưa phù hợp với đặc thù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)