Sự cần thiết quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Xuất phát từ quan điểm vấn đề đói nghèo không được giải quyết thì không có mục tiêu nào đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định, bảo đảm các quyền con người được thực hiện. Chính sách xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và là một nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội .Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoặt cho phát triển ở nông thôn tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch: “Giúp đỡ người ngèo vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu

thì vươn lên giàu thêm” là một triết lý phát triển bền vững nhằm bảo đảm một xã hội có tăng trưởng kinh tế cao với bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội và một môi trường, môi sinh trong lành tươi đẹp nhất. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hơn lúc nào hết tinh thần xóa đói, giảm nghèo, dựng xây đất nước theo lời dạy của Bác lại cần phải được nâng lên một tầm cao mới, sâu rộng mới, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải biến thành lẽ sống, khát vọng làm giàu, vươn lên của toàn thể nhân dân, dân tộc Việt Nam để Việt Nam thật sự trở thành một nước: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững

1.4.1.Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Những nổ lực giảm nghèo của huyện Ba tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Ba Tơ là huyện vùng cao, toàn huyện có 02 dân tộc sinh sống là Hrê và Kinh, trong đó dân tộc Hrê chiếm hơn 84% dân số. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, nhiều chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn đã đến được với bà con ở vùng sâu, vùng xa đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nâng lên đáng kể.

Từ năm 2009 đến 2015, tổng số vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, đào tạo nghề và nâng cao dân trí cho huyện Ba Tơ được Nhà nước đầu tư trên 65 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong huyện, khuyến khích nhân dân vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Cây keo là cây mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở huyện vùng cao Ba Tơ.

Huyện đã đào tạo nghề cho gần 6000 người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, có hơn 400 người được xuất khẩu đi lao động nước ngoài. Trong đó hơn 3.500 người đào tạo sơ cấp và gần 550 người được đào tạo trung cấp nghề. Công tác đào tạo nghề đã tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bằng nguồn vốn từ các chương trình dự án, huyện Ba Tơ đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình với tổng số kinh phí hơn 170 tỷ đồng. Xây dựng được gần 2.900 nhà cho hộ nghèo để xoá bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay 100% xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 5/56 trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh không dây đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhân dân.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện bình quân hàng năm giảm 5-6%. Đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn hơn 22% (theo Báo cáo số 512, ngày 10/12/2015 của UBND huyện). Công tác thăm tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách được chú trọng. Công tác đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy với nhân dân được tổ chức thường xuyên nhằm nắm những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh, giải quyết kịp thời. Phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới được nhiều người dân hưởng ứng. Vì vậy, nhân dân đồng thuận, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.

1.4.1.2. Tạo việc làm cho người dân huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình

Huyện Bố Trạch là một trong những huyện của tỉnh Quảng Bình có địa hình tương tự huyện Lệ Thủy gồm có 3 vùng rõ rệt đó là biển, đồng bằng và đồi núi, có đường quốc lộ 1A đi qua.

Trong giai đoạn 2017-2019 huyện Bố Trạch đã rút ra được kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững như sau:

- Giảm nghèo là Chương trình mục tiêu quốc gia, là một trong những chỉ tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh tính ưu việt của chế độ, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhất là của các đoàn thể và của cả xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

- Phân công đảng viên, cán bộ xã, thôn chỉ đạo từng nhóm hộ gia đình nghèo,

Đưa tỷ lệ hộ nghèo của địa phương gắn với xây dựng chính quyền vững mạnh.

- Hàng năm, UBND huyện bố trí một khoản kinh phí hỗ trợ: tổ chức công tác

kiểm tra rà soát; thực hiện kiểm tra chéo giữa các địa phương, đơn vị; tổng hợp, rà soát đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giảm nghèo. Hỗ trợ bổ sung vào nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách.

- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, con em địa phương đang làm

ăn xa quê có vốn, có kinh nghiệm về quê thuê đất chăn nuôi, mở dịch vụ, thuê lao động.

- Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển, điều động cán bộ cấp huyện về

làm việc tại các xã nghèo, trong đó ưu tiên cán bộ nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích tri thức trẻ có năng lực, nhiệt huyết tình nguyện về công tác ở các xã ĐBKK.

- Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương

binh và Xã hội làm thường trực chương trình giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm ở cấp xã. Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo, giải quyết việc làm.

- Ưu tiên bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền

vững, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, doanh nghiệp, vốn tín dụng chính sách, nguồn vốn tín dụng thương mại…, kết hợp với việc tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa ở từng địa phương, cơ sở; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm với các chương trình, dự án khác trên địa bàn như các nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo, nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, nhà tránh lũ, nhà ở cho người có công, các nguốn vốn cho vay ODA, các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ… để tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, người nghèo.

Đối với huyện Krông Bông, do điều kiện đặc thù của tỉnh, vấn đề xóa đói, giảm nghèo càng quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh chú trọng tổ chức thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Bông lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị Quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 15/1/2019 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2019-2020.

Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của huyện về xóa đói, giảm nghèo, trong những năm qua, huyện Krông Bông tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà ở tạm trên địa bàn, đem lại nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm kinh tế - xã hội của địa phương phát triển theo hướng bền vững. Qua quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, huyện Krông Bông rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu

tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng vào những xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao với tinh thần: về chủ trương, phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện

pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đi đôi với công tác này, phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức tay nghề, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động chất lượng cao.

Thứ ba, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ

phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trình

phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp; đồng thời, xem việc xóa nhà ở tạm là nội dung quan trọng trong chương trình xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Thứ tư, thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính

khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả.

Thứ năm, hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh

nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và xóa nhà ở tạm; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Thứ sáu, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của

chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh và các huyện cần phải điều tra, khảo sát sâu sắc tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực

hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng. Hình thức tuyên truyền: qua đài phát thanh, truyền hình; qua báo chí; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp thôn, làng...

Thứ tám, thực hiện bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối tượng yếu thế trong xã hội: đẩy mạnh chính sách giải quyết việc làm cho người dân nghèo; hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế cho người dân nghèo; trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro... phải có những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng.

Thứ chín, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình

thực hiện giảm nghèo về: hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện; huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính); xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; kinh nghiệm về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững;... Ngoài ra, phải thường xuyên nghiên cứu, trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo.

Trên cơ sở những kết quả và bài học kinh nghiệm, thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Krông Bông quyết tâm vượt qua khó khăn, khắc phục những tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2015 - 2020, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO): Hiện trên thế giới có khoảng 1 tỷ người nghèo, kể cả các nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong cảnh đói nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Ở nước ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 36)