Xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện

ở miền núi là giải pháp hay, giải pháp đúng nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường sống.

3.3. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vũng trên địa bàn huyên Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

3.3.1.Xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông huyện Krông Bông

Các chính sách đầu tư phát triển đã hướng vào trợ giúp các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ mạnh và đồng bộ; cơ chế thực hiện chưa phù hợp với đặc thù vùng miền và đặc điểm văn hóa, tập quán của người dân.

Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, đến đầu năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện ở mức cao: 69,09% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo 48,10%, tỷ lệ hộ cận nghèo 20,99%). Toàn huyện có 13 xã, 01 thị trấn đang thụ hưởng chương trình theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

thời gian qua, tạo sự đột phá trong công tác giảm nghèo theo hướng bền vững. Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 15/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiệu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND huyện Krông Bông Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. UBND huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 là hết sức cần thiết để làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện.

*Căn cứ pháp lý:

Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 đến năm 2020;

Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2019 - 2020;

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2019 - 2020;

Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2020;

Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019- 2020;

Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn;

Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2019;

Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 08/2/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về cơ chế lồng nghép và quản lý các nguồn vốn đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo bền vững trên địa bàn 06 huyện miền núi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020;

Hỗ trợ đầu tư CSHT các xã đặc biệt khó khăn. Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, và đa dạng hóa thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận với các chính sách, nguồn lực thị trường, hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng thu nhập.

Phát triển CSHT kết nối cấp huyện, CSHT cấp xã và thôn bản để cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho người hưởng lợi tăng tính kết nối giữa hộ gia đình và CSHT, dịch vụ công (trong đó có vệ sinh môi trường).

Thúc đẩy phát triển sản xuất, các hoạt động nhằm củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng (như lúa, ngô, vườn hộ, chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ); đa dạng hóa thu nhập cho người hưởng lợi thông qua cải thiện và thúc đẩy các loại hình sinh kế hiện có tại địa phương nhằm vào các phân khúc thị trường nhỏ.

Tập trung vào phát triển liên kết thị trường với một số loại hình sinh kế có tiềm năng, có khả năng thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác giữa nông dân, dưới sự hỗ trợ của các Dự án, với các doanh nghiệp.

Các hỗ trợ cho người dân được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế. Có ba loại tổ nhóm: LEG an ninh lương thực, LEG đa dạng hóa

sinh kế và kết nối thị trường. Các thôn bản sẽ tổ chức những cuộc họp thôn có sự tham gia để người hưởng lợi thảo luận về những lựa chọn sinh kế thích hợp. Thông qua đó, các LEG được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của hộ thành viên. Mỗi nhóm có có quy mô từ 10 – 20 hộ. Các thành viên nhóm tự bầu 01 trưởng nhóm và 01 phó trưởng nhóm là những thành viên tích cực, có uy tín và có kinh nghiệm sản xuất để điều hành hoạt động nhóm. Mỗi nhóm tự xây dựng và thống nhất Điều lệ hoạt động theo hướng dẫn của Dự án trên tinh thần tự nguyện, hợp tác. Các nhóm LEG cần tổ chức các buổi họp nhóm tối thiểu 1 lần/tháng để các thành viên cập nhật tình hình hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm. Riêng đối với các loại hình sinh kế có chu kỳ sản xuất dài hơn 1 năm thì các cuộc họp nhóm cần tổ chức vào những thời điểm quan trọng trong quy trình thực hiện các loại hình sinh kế đó. Tần suất và thời gian họp nhóm cần được quy định rõ trong Điều lệ của nhóm. Dự án khuyến khích các nhóm LEG tự nguyện hình thành các khoản tiền tiết kiệm quay vòng (RF) để các thành viên tổ nhóm tương trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động sinh kế của tổ nhóm. Nếu tổ nhóm nào tự nguyện đóng góp để hình thành được các RF thì được hỗ trợ tập huấn để các thành viên tổ nhóm, trưởng nhóm/phó trưởng nhóm nắm được cách thức quản lý RF. Mô hình các tổ nhóm LEG của Dự án là một dạng của tổ hợp tác được Chính Phủ Việt Nam khuyến khích qua Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH của Bộ KH&ĐT. Đây là một biện pháp đảm bảo tính bền vững của các hộ trợ cho các tổ nhóm LEG.

Sau khi thành lập, mỗi nhóm sẽ phải xây dựng một đề xuất tiểu dự án sinh kế. Nội dung của đề xuất phải nêu rõ được các hoạt động cụ thể của tổ nhóm dự kiến thực hiện, kế hoạch thực hiện các hoạt động theo trình tự thời gian, và yêu cầu hỗ trợ. Nội dung chi tiết của đề xuất tiểu dự án sinh kế phải được quy định. Cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp xã, và trưởng thôn hỗ trợ các tổ nhóm xây dựng đề xuất tiểu dự án sinh kế.

Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm, khuyến khích sự chủ động của các tổ nhóm trong xác định và đàm phán với đơn vị cung cấp dịch vụ để tập huấn cho các thành viên tổ nhóm. Khi phù hợp và có thể, hình thức khuyến nông từ nông dân đến nông dân

được khuyến khích sử dụng. Đây là hình thức khuyến nông đã được chứng minh trong thực tế là có hiệu quả cao, đặc biệt là với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn không cao.

Hình thức tập huấn tại hiện trường được khuyến khích để đảm bảo việc cung cấp kiến thức kỹ thuật được đi kèm với thực hành, „cầm tay chỉ việc‟.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)