Huyện Krông Bông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Huyện Krông Bông

Để từng bước giải quyết được những cái nghèo nêu trên, trong nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền huyện Krông Bông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển được một phần hạ tầng về giao thông và thủy lợi, cải thiện thêm một bước về văn hóa giáo dục. Tuy nhiên, Krông Bông vẫn là huyện nghèo trong những huyện nghèo của cả nước với điểm xuất phát rất thấp. Để luận giải bài toán giảm nghèo nhanh, bền vững cho huyện Krông Bông, NQ đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 đã chọn ba hướng ưu tiên chính.

- Một là, đầu tư cho đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực của huyện.

- Hai là, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và thuỷ lợi.

- Ba là, đầu tư cho phát triển du lịch.

Từ cái nghèo về dân trí, nghèo về kiến thức nghề nghiệp cộng với thiếu điều kiện tiếp nhận thông tin mới trong điều kiện mở cửa hội nhập dẫn đến cái vòng luẩn

quẩn của sự đói nghèo. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi của túng thiếu đói nghèo triền miên, cho dù Nhà nước có trợ giúp bao nhiêu thì cũng khó thoát nghèo một cách căn bản, bền vững. Năm 2016, Huyện ủy đã ban hành nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng giao thông và thủy lợi; phát triển du lịch sinh thái. Theo đó HĐND huyện đã quyết nghị ban hành ba đề án theo tinh thần nghị quyết của Huyện ủy để triển khai thực hiện.

Trong nguồn nhân lực chung của huyện được phân theo nhiều loại: Nguồn nhân lực tầm xa, nguồn nhân lực trước mắt, nguồn nhân lực rộng rãi và nguồn nhân lực quan trọng. Nguồn nhân lực tầm xa của Krông Bông được tính đến là lực lượng học sinh ở các cấp học phổ thông, mẫu giáo. Nguồn nhân lực này phải chú ý đào tạo cả về đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục; cả về quốc ngữ, quốc sử, quốc văn.

Nguồn nhân lực quan trọng là đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị của huyện. Trong nguồn nhân lực này có số đã được đào tạo căn bản cần được đánh giá chính xác về năng lực, về phẩm chất, đạo đức lối sống để sử dụng đúng chỗ, đúng năng lực sở trường. Số còn lại phải tiếp tục đào tạo hoặc đào tạo lạị để đủ chuẩn công chức, đủ chuẩn cán bộ chủ chốt theo quy định của Nhà nước.

Điều quan trọng nữa đối với Krông Bông là phải có chiến lược làm chuyển biến căn bản nhận thức của người dân, phải giáo dục, động viên cao độ tinh thần cách mạng trong nhân dân, khơi dậy lòng tự hào của mảnh đất có tinh thần quật khởi năm xưa, sẵn sàng chiến đấu, để chống đói nghèo và lạc hậu hôm nay. Các tư tưởng trông chờ cấp trên, ỷ lại vào Đảng, Nhà nước, các tập tục lạc hậu phải được coi là một loại giặc bên trong rất nguy hại, nó gây trở ngại rất lớn cho công cuộc xây dựng phát triển mà cả hệ thống chính trị phải kiên quyết giáo dục, thuyết phục, từng bước đẩy lùi để dọn đường cho những bước đi mới. Làm được như vậy cũng là thực hiện một giải pháp hết sức quan trọng để nâng cao dân trí, phục vụ sự nghiệp xây dựng huyện Krông Bông thành huyện khá so với các huyện miền núi của tỉnh theo mục tiêu chung mà Nghị quyết đại hội XVIII Đảng bộ huyện đã đề ra.

chọn nhiệm vụ mang tính bức phá thứ hai nữa đó là đầu tư phát triển giao thông và thủy lợi, coi đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách của huyện. Vì là vùng miền núi địa hình xưa nay bị chia cắt gây khó khăn cho sản xuất, giao thương hàng hóa của người dân. Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên đói nghèo lạc hậu ở miền núi là thiếu điện và đường.

Những năm qua, huyện đã tập trung giải quyết phần lớn nhu cầu điện thắp sáng cho nhân dân, hạ tầng giao thông, nhất là mạng lưới giao thông vào làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp, mạng lưới giao thông phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch, phục vụ sản xuất, giao lưu hàng hóa của người dân ở 5 xã vùng cao. Huyện đã có nhiều dự án để phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, đã triển khai được một số dự án thành công đưa vào sử dụng, còn nhiều dự án chưa triển khai được vì thiếu vốn. Đại hội Đảng bộ huyện đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch về di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch về làng nghề truyền thống và du lịch văn hóa tâm linh. Các loại hình du lịch nói trên là tiềm năng thế mạnh của huyện Krông Bông. Đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở miền núi là giải pháp hay, giải pháp đúng nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường sống.

3.3. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vũng trên địa bàn huyên Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

3.3.1.Xây dựng chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông huyện Krông Bông

Các chính sách đầu tư phát triển đã hướng vào trợ giúp các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhưng chưa đủ mạnh và đồng bộ; cơ chế thực hiện chưa phù hợp với đặc thù vùng miền và đặc điểm văn hóa, tập quán của người dân.

Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, đến đầu năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện ở mức cao: 69,09% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo 48,10%, tỷ lệ hộ cận nghèo 20,99%). Toàn huyện có 13 xã, 01 thị trấn đang thụ hưởng chương trình theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

thời gian qua, tạo sự đột phá trong công tác giảm nghèo theo hướng bền vững. Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 15/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiệu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND huyện Krông Bông Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. UBND huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 là hết sức cần thiết để làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện.

*Căn cứ pháp lý:

Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 đến năm 2020;

Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2019 - 2020;

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2019 - 2020;

Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2020;

Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019- 2020;

Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn;

Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2019;

Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 08/2/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về cơ chế lồng nghép và quản lý các nguồn vốn đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo bền vững trên địa bàn 06 huyện miền núi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020;

Hỗ trợ đầu tư CSHT các xã đặc biệt khó khăn. Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, và đa dạng hóa thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận với các chính sách, nguồn lực thị trường, hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng thu nhập.

Phát triển CSHT kết nối cấp huyện, CSHT cấp xã và thôn bản để cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho người hưởng lợi tăng tính kết nối giữa hộ gia đình và CSHT, dịch vụ công (trong đó có vệ sinh môi trường).

Thúc đẩy phát triển sản xuất, các hoạt động nhằm củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng (như lúa, ngô, vườn hộ, chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ); đa dạng hóa thu nhập cho người hưởng lợi thông qua cải thiện và thúc đẩy các loại hình sinh kế hiện có tại địa phương nhằm vào các phân khúc thị trường nhỏ.

Tập trung vào phát triển liên kết thị trường với một số loại hình sinh kế có tiềm năng, có khả năng thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác giữa nông dân, dưới sự hỗ trợ của các Dự án, với các doanh nghiệp.

Các hỗ trợ cho người dân được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế. Có ba loại tổ nhóm: LEG an ninh lương thực, LEG đa dạng hóa

sinh kế và kết nối thị trường. Các thôn bản sẽ tổ chức những cuộc họp thôn có sự tham gia để người hưởng lợi thảo luận về những lựa chọn sinh kế thích hợp. Thông qua đó, các LEG được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của hộ thành viên. Mỗi nhóm có có quy mô từ 10 – 20 hộ. Các thành viên nhóm tự bầu 01 trưởng nhóm và 01 phó trưởng nhóm là những thành viên tích cực, có uy tín và có kinh nghiệm sản xuất để điều hành hoạt động nhóm. Mỗi nhóm tự xây dựng và thống nhất Điều lệ hoạt động theo hướng dẫn của Dự án trên tinh thần tự nguyện, hợp tác. Các nhóm LEG cần tổ chức các buổi họp nhóm tối thiểu 1 lần/tháng để các thành viên cập nhật tình hình hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm. Riêng đối với các loại hình sinh kế có chu kỳ sản xuất dài hơn 1 năm thì các cuộc họp nhóm cần tổ chức vào những thời điểm quan trọng trong quy trình thực hiện các loại hình sinh kế đó. Tần suất và thời gian họp nhóm cần được quy định rõ trong Điều lệ của nhóm. Dự án khuyến khích các nhóm LEG tự nguyện hình thành các khoản tiền tiết kiệm quay vòng (RF) để các thành viên tổ nhóm tương trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động sinh kế của tổ nhóm. Nếu tổ nhóm nào tự nguyện đóng góp để hình thành được các RF thì được hỗ trợ tập huấn để các thành viên tổ nhóm, trưởng nhóm/phó trưởng nhóm nắm được cách thức quản lý RF. Mô hình các tổ nhóm LEG của Dự án là một dạng của tổ hợp tác được Chính Phủ Việt Nam khuyến khích qua Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH của Bộ KH&ĐT. Đây là một biện pháp đảm bảo tính bền vững của các hộ trợ cho các tổ nhóm LEG.

Sau khi thành lập, mỗi nhóm sẽ phải xây dựng một đề xuất tiểu dự án sinh kế. Nội dung của đề xuất phải nêu rõ được các hoạt động cụ thể của tổ nhóm dự kiến thực hiện, kế hoạch thực hiện các hoạt động theo trình tự thời gian, và yêu cầu hỗ trợ. Nội dung chi tiết của đề xuất tiểu dự án sinh kế phải được quy định. Cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp xã, và trưởng thôn hỗ trợ các tổ nhóm xây dựng đề xuất tiểu dự án sinh kế.

Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm, khuyến khích sự chủ động của các tổ nhóm trong xác định và đàm phán với đơn vị cung cấp dịch vụ để tập huấn cho các thành viên tổ nhóm. Khi phù hợp và có thể, hình thức khuyến nông từ nông dân đến nông dân

được khuyến khích sử dụng. Đây là hình thức khuyến nông đã được chứng minh trong thực tế là có hiệu quả cao, đặc biệt là với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn không cao.

Hình thức tập huấn tại hiện trường được khuyến khích để đảm bảo việc cung cấp kiến thức kỹ thuật được đi kèm với thực hành, „cầm tay chỉ việc‟.

3.3.2.Thực hiện và bổ sung pháp luật, chính sách quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyện. nghèo bền vững trên địa bàn Huyện.

Công tác giảm nghèo còn nhiều khó khăn, thách thức, chính sách giảm nghèo còn chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống, nhiều chính sách chưa khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên thoát nghèo; cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn nhiều hạn chế…

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025; quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp và các quy hoạch ngành. Thực hiện hiệu quả và đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Đề án Tái cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, xem đây là nội dung cốt lõi nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, chú trọng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và chăn nuôi.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đề án xây dựng Nông thôn mới phù hợp với thực tế, mang tính khả thi; chú trọng quy hoạch phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Thực hiện kế hoạch cải cách hành chính huyện Krông Bông năm 2017; tiếp tục tham mưu theo dõi, kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, chú trọng đẩy mạnh nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính tại tổ cơ chế một cửa huyện, xã. Thực hiện nghiêm kỷ luật kỷ cương hành chính tại

Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trách nhiệm người đứng đầu theo Quyết định số 342-QĐ/HU ngày 05/7/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

3.3.3.Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyện bền vững trên địa bàn Huyện

Thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND huyện đã tổ chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)