7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.4.1.1. Những nổ lực giảm nghèo của huyện Ba tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Ba Tơ là huyện vùng cao, toàn huyện có 02 dân tộc sinh sống là Hrê và Kinh, trong đó dân tộc Hrê chiếm hơn 84% dân số. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, nhiều chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn đã đến được với bà con ở vùng sâu, vùng xa đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nâng lên đáng kể.
Từ năm 2009 đến 2015, tổng số vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, đào tạo nghề và nâng cao dân trí cho huyện Ba Tơ được Nhà nước đầu tư trên 65 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong huyện, khuyến khích nhân dân vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện. Cây keo là cây mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở huyện vùng cao Ba Tơ.
Huyện đã đào tạo nghề cho gần 6000 người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, có hơn 400 người được xuất khẩu đi lao động nước ngoài. Trong đó hơn 3.500 người đào tạo sơ cấp và gần 550 người được đào tạo trung cấp nghề. Công tác đào tạo nghề đã tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Bằng nguồn vốn từ các chương trình dự án, huyện Ba Tơ đã đầu tư xây dựng hàng chục công trình với tổng số kinh phí hơn 170 tỷ đồng. Xây dựng được gần 2.900 nhà cho hộ nghèo để xoá bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay 100% xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 5/56 trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn có trạm y tế và có bác sĩ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh không dây đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của nhân dân.
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện bình quân hàng năm giảm 5-6%. Đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn hơn 22% (theo Báo cáo số 512, ngày 10/12/2015 của UBND huyện). Công tác thăm tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách được chú trọng. Công tác đối thoại trực tiếp giữa Bí thư Huyện ủy với nhân dân được tổ chức thường xuyên nhằm nắm những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh, giải quyết kịp thời. Phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới được nhiều người dân hưởng ứng. Vì vậy, nhân dân đồng thuận, tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.
1.4.1.2. Tạo việc làm cho người dân huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình
Huyện Bố Trạch là một trong những huyện của tỉnh Quảng Bình có địa hình tương tự huyện Lệ Thủy gồm có 3 vùng rõ rệt đó là biển, đồng bằng và đồi núi, có đường quốc lộ 1A đi qua.
Trong giai đoạn 2017-2019 huyện Bố Trạch đã rút ra được kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững như sau:
- Giảm nghèo là Chương trình mục tiêu quốc gia, là một trong những chỉ tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh tính ưu việt của chế độ, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhất là của các đoàn thể và của cả xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
- Phân công đảng viên, cán bộ xã, thôn chỉ đạo từng nhóm hộ gia đình nghèo,
Đưa tỷ lệ hộ nghèo của địa phương gắn với xây dựng chính quyền vững mạnh.
- Hàng năm, UBND huyện bố trí một khoản kinh phí hỗ trợ: tổ chức công tác
kiểm tra rà soát; thực hiện kiểm tra chéo giữa các địa phương, đơn vị; tổng hợp, rà soát đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giảm nghèo. Hỗ trợ bổ sung vào nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách.
- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, con em địa phương đang làm
ăn xa quê có vốn, có kinh nghiệm về quê thuê đất chăn nuôi, mở dịch vụ, thuê lao động.
- Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển, điều động cán bộ cấp huyện về
làm việc tại các xã nghèo, trong đó ưu tiên cán bộ nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích tri thức trẻ có năng lực, nhiệt huyết tình nguyện về công tác ở các xã ĐBKK.
- Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương
binh và Xã hội làm thường trực chương trình giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm ở cấp xã. Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo, giải quyết việc làm.
- Ưu tiên bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền
vững, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, doanh nghiệp, vốn tín dụng chính sách, nguồn vốn tín dụng thương mại…, kết hợp với việc tập trung huy động nguồn lực xã hội hóa ở từng địa phương, cơ sở; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm với các chương trình, dự án khác trên địa bàn như các nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo, nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, nhà tránh lũ, nhà ở cho người có công, các nguốn vốn cho vay ODA, các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ… để tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, người nghèo.