Bài học kinh nghiệm cho huyện krông bông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện krông bông

Đối với huyện Krông Bông, do điều kiện đặc thù của tỉnh, vấn đề xóa đói, giảm nghèo càng quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh chú trọng tổ chức thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Bông lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị Quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 15/1/2019 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2019-2020.

Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của huyện về xóa đói, giảm nghèo, trong những năm qua, huyện Krông Bông tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà ở tạm trên địa bàn, đem lại nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm kinh tế - xã hội của địa phương phát triển theo hướng bền vững. Qua quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, huyện Krông Bông rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu

tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng vào những xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao với tinh thần: về chủ trương, phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện

pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đi đôi với công tác này, phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức tay nghề, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động chất lượng cao.

Thứ ba, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ

phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trình

phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp; đồng thời, xem việc xóa nhà ở tạm là nội dung quan trọng trong chương trình xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Thứ tư, thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính

khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả.

Thứ năm, hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh

nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và xóa nhà ở tạm; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Thứ sáu, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của

chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh và các huyện cần phải điều tra, khảo sát sâu sắc tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực

hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng. Hình thức tuyên truyền: qua đài phát thanh, truyền hình; qua báo chí; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp thôn, làng...

Thứ tám, thực hiện bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối tượng yếu thế trong xã hội: đẩy mạnh chính sách giải quyết việc làm cho người dân nghèo; hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế cho người dân nghèo; trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro... phải có những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng.

Thứ chín, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình

thực hiện giảm nghèo về: hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện; huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính); xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; kinh nghiệm về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững;... Ngoài ra, phải thường xuyên nghiên cứu, trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo.

Trên cơ sở những kết quả và bài học kinh nghiệm, thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Krông Bông quyết tâm vượt qua khó khăn, khắc phục những tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2015 - 2020, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO): Hiện trên thế giới có khoảng 1 tỷ người nghèo, kể cả các nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong cảnh đói nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Ở nước ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bước phát triển, đời sống của đa số dân cư được cải thiện, công tác XĐGN đã thu được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hoá thu nhập có xu hướng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cư vẫn còn sống nghèo đói.

Nguyên nhân của sự nghèo đói rất đa dạng, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan, ngoài ra nghèo đói xuất phát từ các nhóm yếu tố theo vùng địa lý có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khả năng quản lí của chính phủ và chính quyền địa phương, cộng đồng, mặt nhận khẩu học, cơ cấu sản xuất, bất bình đẳng về giới, bệnh tật và sức khỏe kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng, những chính sách vĩ mô đến người nghèo.

Chinh sách giảm nghèo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế gắn với Quốc phòng, an ninh, thúc đẩy phát triển hiệu quả kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân, nhằm tăng hộ giàu, bớt hộ nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngoài những hiệu quả đã đạt được trong quá trình thực hiện, chính sách giảm nghèo còn bộc lộ nhiều bất

cập, sự manh mún, nhỏ lẻ, khó thực hiện. Để nâng cao hiệu quả truyền thông của công tác giảm nghèo, trong thời gian tới cần bám sát các quan điểm, định hướng và thay đổi chính sách để tuyên truyền làm thay đổi nhận thức cho người dân.

Phần Tiểu kết Chương 1, tác giả luận văn đã khái quát những lý luận chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo và đề cập đến các khái niệm phát triển bền vững, giảm nghèo bền vũng, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; tác động chính sách giảm nghèo đến người dân, các nguồn lực thực hiện trực tiếp, gian tiếp chính sách giảm nghèo cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, bền vững và sự cần thiết quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Krông Bông ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững

2.1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên huyện Krông Bông

Vị trí địa lý:

Huyện Krông Bông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 55 km về phía Tây - Bắc, ranh giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp 3 huyện Krông Pắc, Ea Kar, M‟Đrăk. - Phía Nam giáp huyện Lăk.

- Phía Đông Nam giáp vùng núi hiểm trở ngăn cách giữa tỉnh Đắk Lắk với 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.

Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện là 1.257,49 km2 chiếm 6,38% DTTN toàn tỉnh, tổng dân số 90.207 người (năm 2011). Mật độ dân số là: 71,13 người/km2 (Theo số liệu thống kê 31/12/2011).

Toàn huyện có 1 thị trấn và 13 xã gồm: Thị trấn Krông Kmar, các xã Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Thành, Dang Kang, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao.

Huyện có quốc lộ 27 đi qua, là trục giao thông huyết mạch của tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Lâm Đồng; có tỉnh lộ 12 chạy từ Thị trấn Krông Kmar đi các xã phía Đông; tỉnh lộ 9 nối huyện với các huyện Ea Kar, Krông Pắc… tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương trong khu vực.

Địa hình, địa mạo:

Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với Trường Sơn Nam nên địa hình của huyện bị chia cắt rất mạnh, thấp dần theo hướng Đông - Nam xuống Tây - Bắc, về đại thể có thể chia địa hình huyện thành 3 địa hình chính: núi cao, núi thấp và thung lũng.

Dạng địa hình núi cao: Diện tích 80.102 ha, chiếm 63,70% DTTN toàn huyện, tập trung thành vòng cung lớn bao quanh 3 phía Bắc, Đông, Nam; mức độ chia cắt mạnh: độ cao trung bình từ 1.500 - 2.500m, độ dốc phổ biến trên 2500, bao gồm một số dãy núi cao như Cư Yang Sin (độ cao 2.442m), đỉnh Cư Yang Hanh (độ cao 1.991m), đỉnh Cư Bukso (độ cao 1.538m). Nhìn chung, dạng địa hình này không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên.

Dạng địa hình núi thấp: Diện tích 23.968 ha, chiếm 19,06% DTTN toàn huyện, phân bố ở khu vực phía Bắc - Đông Bắc huyện và trải dài từ Đông sang Tây; độ cao trung bình từ 500m - 1.000m, bao gồm một số đỉnh núi như đỉnh Cư Goa (độ cao 953m), đỉnh Cư Drang (độ cao 698m), đỉnh Cư Ya Trang (độ cao 982m), độ dốc phổ biến từ 1500- 2500. Nhìn chung, dạng địa hình này thích hợp cho phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên.

Dạng địa hình thung lũng ven sông: Diện tích 21.679 ha, chiếm khoảng 17,24% DTTN toàn huyện, phân bố ven các sông lớn như sông Krông ANa, sông Krông Bông, Krông Pắc; địa hình tương đối bằng, độ cao trung bình dưới 500m, độ dốc biển dưới 800. Do hạ lưu các con sông hẹp nên nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh; thổ nhưỡng chủ yếu là phù sa và đất xám, khá thích hợp với canh tác lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày.

2.1.2.Phát triển kinh tế huyện Krông Bông

Tăng trưởng kinh tế:

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước và tỉnh Đắk Lắk, những năm gần đây nền kinh tế của Krông Bông cũng có bước phát triển khả quan. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trong năm 2016 đạt: 608,37 tỷ đồng ( giá hh ), tăng 1,9 lần so với năm 2010, tăng bình quân hàng năm 13,7%. Trong đó:

- Giá trị sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp bình quân hàng năm tăng 10,7%, vượt 2,2% so với kế hoạch.

- Giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm tăng 26,4%, vượt 6,4% so với kế hoạch.

3,1% so với kế hoạch.

Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản trong GDP giảm dần. So với năm 2010, năm 2018 tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm 7 %; công nghiệp - xây dựng tăng 10,9 %; thương mại dịch vụ ngày càng phát triển tốc độ tăng trưởng 18,3% năm 2010 so với năm 2005, tỷ trọng trong cơ cấu ngành chiếm 25% tuy có phát triển nhưng chưa bền vững, còn chậm so với tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh.

Krông Bông là huyện có nhiều lợi thế phát triển các loại hình dịch vụ, công nghiệp chế biến nông, lâm và thủy sản sẽ đảm bảo cho Krông Bông nhanh chóng có được cơ cấu kinh tế hiện đại.

2.1.3.Đặc điểm văn hóa, xã hội

Nhìn chung, trình độ dân trí còn thấp, giáo dục phát triển chưa đồng đều, lực lượng lao động phổ thông dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có trình độ tay nghề hoặc có chất lượng rất thấp, ý thức tự giác, chịu khó vươn lên thoát nghèo ở một bộ phận lao động chưa cao còn trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo để được hưởng các khoản hỗ trợ của Nhà nước.

Dân số:

- Về dân số: Theo kết quả thống kê, năm 2016 dân số trung bình của huyện Krông Bông có 88.520 người, tăng 1,05 lần so với năm 2010, bình quân tăng 1,1%/năm. Trong đó: Nội thị dân số 6.611 người (chiếm 7,83%), nông thôn dân số 81.909 người (chiếm 92,17%). Mật độ dân số bình quân toàn huyện 70,32người/km2, trong đó cao nhất là thị trấn Krông Kmar (1.185người/km2), thấp nhất là xã Yang Mao (11 người/km2). Số lao động được đào tạo trong 5 năm là 6.840 lao động. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như vay vốn hỗ trợ và giải quyết việc làm, các chính sách ưu đãi khác để phát triển sản xuất, trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 7.732 lao động.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm từ 3,34% năm 2005 xuống còn 1,98% năm 2015. Đây là một trong những thành công đáng ghi nhận của công tác quản lý và truyền thông dân số, tuy nhiên, đây vẫn là một tỷ lệ khá cao so với mức trung bình cả nước.

- Tăng dân số cơ học: Nằm trong một tỉnh vốn có tốc độ tăng dân số cơ học lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 39)