Những yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng

Nghèo đói có thể có rất nhiều nguyên nhân lịch sử như chủ nghĩa thuộc địa, nô lệ, chiến tranh và xâm lược. Có một sự khác biệt rất cơ bản giữa những nguyên nhân này với những nhân tố kéo dài sự tồn tại của nghèo đói.

Đó chính là những gì mà chúng ta hôm nay có thể làm để giải quyết vấn nạn này. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng chúng ta có thể tác động vào những nhân tố làm nên thực trạng dai dẳng liên miên của đói nghèo.

- Chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước

Đại hội VI (năm 1986) mục tiêu của Đảng: lo cho mọi người dân đều có cơ hội, có điều kiện để phát triển và đều được hưởng những thành quả do sự nghiệp xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng mang lại. Đại hội VII, Đảng ta khẳng định

bước đầu thực hiện “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước”. Đại hội VIII, Đảng “thừa nhận trên thực tế còn

có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội”, nhưng khẳng định “luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động… coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng

bước thực hiện công bằng xã hội…”, đồng thời, nhấn mạnh “Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội” bằng nhiều biện pháp, trong đó

có xóa đói, giảm nghèo. Sau 10 năm, đến Đại hội X, Đảng ghi nhận: “Công tác xóa

đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả tốt

thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia”

- Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Cần có tổ chức bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp hợp lý, trước thềm Hội nghị Trung ương 6, khóa XII Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trả lời báo chí “đổi mới gì thì đổi mới, nhưng cần phải cách mạng bộ máy đi đã, tức là xây dựng lại để cho nó đúng là tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”.

Bộ máy tinh gọn, chuyên ngiệp hợp lý cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất và năng lực mới thực hiện công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất là một trong những vấn đề cốt lõi để chương trình giảm nghèo thành công. Có thể nói, với sự phát triển khoa học và công nghệ như vũ bảo vào những năm cuối thập niên này, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ công cuộc đổi mới Chính phủ Việt Nam rất chú trọng đến chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông phát huy thế mạnh, tạo ra những biến đổi vượt bậc đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông là một trong những nội dung quan trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám nghèo đưa chính sách đến mọi tầng lớp nhân dân.

Công tác truyền thông rất cần cho người nghèo, giúp họ nhận thức muốn giảm nghèo bền vững trao cần câu chứ đừng cho con cá, vì vậy cần nâng cao công tác chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền nhận thức cho người dân. Mỗi hộ nghèo phải vươn lên để thoát nghèo bền vững, không nên trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Không để tình trạng không muốn thoát nghèo diễn ra. Trong quá trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo cần chính xác, đúng người, đúng đối tượng. Người nghèo không chỉ cần tri thức, tài chính, họ cần tin vào chính mình và niềm tin từ cộng đồng vào việc họ có đủ năng lực để thoát nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)