Phối hợp đồng bộ trong tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo có hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Phối hợp đồng bộ trong tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo có hiệu

có hiệu quả

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chính sách, dự án về giảm nghèo bền vững, các chính sách, dự án này đã được thực hiện khá đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn huyện; các cơ quan, ban, ngành huyện đã tích cực thực hiện lồng ghép nhiều giải pháp với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người nghèo, đặc biệt là người đồng bào Kor trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt hơn.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020, đặc biệt là theo chính sách đặc thù Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, trong giai đoạn 2016 - 2020 bằng các nguồn vốn giảm nghèo, trên địa bàn huyện Krông Bông đã đầu tư xây dựng 70 công trình hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày và phục vụ sản xuất với tổng kinh phí 213.800,000 triệu đồng, ngoài ra, từ năm 2016 – 2020 đã kịp thời thực hiện duy tu bảo dưỡng 47công trình xuống cấp và hư hỏng nặng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Nhìn chung, các công trình hạ tầng được xây dựng trong các năm qua đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đã mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế và xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho con em đến trường thuận lợi, hàng hóa từ vùng cao, vùng xa đã được thông thương, tạo nguồn thu nhập cho người dân trong vùng. Các công trình phục vụ sản xuất đã tạo thuận lợi để nguồn lương thực tại chỗ nhằm đáp ứng một phần an ninh lương thực trên địa bàn huyện.

Riêng đối với Chương trình mục tiêu việc làm và giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020, thực hiện theo Nghị quyết 24/11/NQ-HĐND ngày 27/10/2015 của HĐND tỉnh, trong 05 năm huyện Krông Bông được UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Trung ương để thực hiện các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với tổng kinh phí là 452.926,951 triệu đồng, huyện đã xây dựng 52 công trình, đến nay đã có 37 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu

quả phục vụ phát triển kinh tế.

Một nội dung được đánh giá cao, được coi là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện là chính sách đào tạo, dạy nghề và công tác xuất khẩu lao động, thông qua xuất khẩu lao động người lao động trên địa bàn huyện được tiếp cận với thị trường nước ngoài, tạo thu nhập cao, ổn định, đồng thời thay đổi được nhận thức, tập quán, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; trong 05 năm từ 2016-2020, toàn huyện đã đi XKLĐ được 82 lao động, bước đầu đã có thu nhập ổn định, số lao động thuộc diện hộ nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí là 2.561 lao động, 84 lớp, trong đó số lao động thuộc hộ nghèo sau khi đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí đã có được việc làm là 765 lao động. Chính sách đào tạo dạy nghề được xem là hướng giải pháp giảm nghèo bền vững, giúp người dân tự chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động, biết sản xuất kinh doanh để vươn lên thoát nghèo.

Các hình thức bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện cũng được đảm bảo như hỗ trợ về y tế, về giáo dục đào tạo, về trợ giúp pháp lý. Trong 5 năm, trên địa bàn huyện đã cấp tổng cộng 101.728 thẻ BHYT, 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT được khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện; miễn giảm học phí cho 8.729 lượt học sinh phổ thông hộ nghèo; hỗ trợ chi phí học tập cho 5.755 lượt trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, cấp bù học phí cho 429 sinh viên các trường giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập; trợ giúp pháp lý cho 839 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn.

Có thể nhận thấy, với việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc khung chương trình giảm nghèo, cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và các Hội, đoàn thể thông qua chương trình hành động và sự nỗ lực vươn lên của người nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện, trong 05 năm thực hiện Chương trình 30a và các chương trình giảm nghèo khác, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều đổi mới, tiến bộ, các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về

cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Người dân ở nhiều xã vùng cao đã thay đổi căn bản trong tập quán sản xuất, biết tính toán, biết lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp của hộ gắn với yếu tố thị trường, mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới và tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật, khắc phục đáng kể tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp, quen dần với sản xuất hàng hoá. Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập…). Về lâu dài, tác động của chương trình giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào ổn định chính trị và không ngừng củng cố quốc phòng - an ninh, tạo được tiền đề cơ bản cho những năm tiếp theo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu đến năm 2020, Krông Bông thoát nghèo theo chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)