Đặc điểm văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội

Nhìn chung, trình độ dân trí còn thấp, giáo dục phát triển chưa đồng đều, lực lượng lao động phổ thông dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có trình độ tay nghề hoặc có chất lượng rất thấp, ý thức tự giác, chịu khó vươn lên thoát nghèo ở một bộ phận lao động chưa cao còn trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo để được hưởng các khoản hỗ trợ của Nhà nước.

Dân số:

- Về dân số: Theo kết quả thống kê, năm 2016 dân số trung bình của huyện Krông Bông có 88.520 người, tăng 1,05 lần so với năm 2010, bình quân tăng 1,1%/năm. Trong đó: Nội thị dân số 6.611 người (chiếm 7,83%), nông thôn dân số 81.909 người (chiếm 92,17%). Mật độ dân số bình quân toàn huyện 70,32người/km2, trong đó cao nhất là thị trấn Krông Kmar (1.185người/km2), thấp nhất là xã Yang Mao (11 người/km2). Số lao động được đào tạo trong 5 năm là 6.840 lao động. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như vay vốn hỗ trợ và giải quyết việc làm, các chính sách ưu đãi khác để phát triển sản xuất, trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 7.732 lao động.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm từ 3,34% năm 2005 xuống còn 1,98% năm 2015. Đây là một trong những thành công đáng ghi nhận của công tác quản lý và truyền thông dân số, tuy nhiên, đây vẫn là một tỷ lệ khá cao so với mức trung bình cả nước.

- Tăng dân số cơ học: Nằm trong một tỉnh vốn có tốc độ tăng dân số cơ học lớn nhất so với 63 tỉnh thành trong cả nước, bản thân huyện Krông Bông vốn là một huyện kinh tế mới nên trong những năm gần đây di dân tự do đến huyện đã tăng vọt và trở thành một vấn đề gây nhiều tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Di dân tự do đến huyện bắt đầu từ năm 1996 chủ yếu là người H‟mông từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống tại các xã Cư Pui và Cư Drăm. Đến năm 2001 đã hình thành nên các điểm dân di cư tự do. Hiện cuộc sống của các hộ dân này đang gặp nhiều khó khăn. Việc ổn định cuộc sống cho số dân này là một việc làm cần thiết.

- Dân tộc: Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số 4/2016 cho thấy, toàn huyện có trên 16 dân tộc khác nhau, trong đó: người kinh chiếm trên 71%, các dân tộc còn lại chiếm 29%, gồm: người Ê đê 15,09%, người M‟mông 6,39%, người H‟mông 5,79%, người Mường 0,74%, người Tày 0,26%, các dân tộc còn lại 0,73%. Trình độ dân trí ở vùng đồng bằng dân tộc tại chỗ còn hạn chế nên công tác định canh định cư chưa vững chắc, tỷ lệ đói nghèo còn cao, nhiều vùng đồng bằng còn thiếu đất và vốn để sản xuất.

Lao động và việc làm:

Tổng lao động xã hội trong độ tuổi lao động năm 2015 là 44.310 người, chiếm khoảng 50,11% dân số toàn huyện, trong đó: lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 35.439 người, chiếm khoảng 92% tổng lao động xã hội. Cơ cấu sử dụng lao động của huyện trong những năm qua có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 92,79% năm 2010, xuống còn 90% năm 2015 tương ứng tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ khoảng 1,94% lên gần 10%. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động của Huyện diễn ra chậm, đến nay lao động nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao. Ngoài ra, vẫn còn một số lượng lớn lao động chưa có việc làm hoặc công việc thời vụ và tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

học công nghệ, lực lượng lao động dồi dào song có trình độ hạn chế, lao động chuyên môn với trình độ cao còn thiếu hụt rất lớn. Toàn huyện có khoảng 500 người có trình độ đại học và cao đẳng (tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục). Đây là một tỷ lệ thấp so với mức bình quân chung của toàn tỉnh và cả nước.

Mức sống dân cư:

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách cụ thể, kịp thời, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương, đời sống người dân đã có nhiều tiến bộ, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi. Công tác xoá đói, giảm nghèo được triển khai thường xuyên đã góp phần không nhỏ trong việc giảm số lượng các hộ đói nghèo. Theo kết quả điều tra phân loại đời sống cộng đồng dân cư theo khu vực thì hiện nay toàn huyện được chia làm 3 khu vực :

- Khu vực I : bao gồm thị trấn Krông Bông, xã Khuê Ngọc Điền.

- Khu vực II : có 8 xã gồm : Ea Trul, Hòa Sơn, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Thành, Hòa Lễ, Hòa Phong, Dang Kang.

- Khu vực III - Vùng khó khăn: gồm có các xã : Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui và 1 Buôn Ngô A (Hòa Phong), Yang Reh.

Tỷ lệ hộ nghèo ở Krông Bông là 33,53%, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn tỉnh (12%), trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở 3 xã khu vực II là cao nhất (xã Cư Pui là 69,18%, Cư Drăm là 55,01%, Yang Mao là 49,52%). Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực I là thấp nhất : xã Khuê Ngọc Điền là 12,84%. Như vậy nhìn tổng thể hiện nay mức sống của nhân dân trong huyện còn rất nhiều khó khăn so với các huyện khác trong tỉnh và mặt bằng chung của các nước. Các xã vùng sâu vùng xa trong huyện thì lại càng khó khăn hơn. Do đó, trong những năm tới cần đầu tư phát triển mạnh hơn nữa về kinh tế - xã hội nhằm rút ngắn khoảng cách về đời sống và tránh tụt hậu xa hơn so với các vùng trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)