Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa

trên địa bàn huyện Krông Bông

Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là tham gia công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng đối với các cấp, các ngành. Trong đó, tập trung giám sát một số lĩnh vực nhạy cảm, đi đôi với kiểm tra, giám sát là thanh tra, xử lý đồng thời chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch tài chính, kê khai tài sản nhằm phòng chống tham nhũng, lãng phí, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tạo khí thế, niềm tin trong nhân dân.

- Hoạt động truyền thông

Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng phóng sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoát nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về giảm nghèo cho người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp người nghèo chủ động vươn lên

thoát nghèo (hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại), đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo.

- Hoạt động giám sát, đánh giá

Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các cấp; Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo, cụ thể:

* Đối với cấp huyện

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá các nội dung hoạt động và các chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm, kiểm tra, đánh giá các dự án chính sách, mức độ tiếp cận của đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn;

- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, thôn, buôn và đội

ngũ cộng tác viên về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

- Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân nghèo của hộ nghèo; cập nhật thông tin

hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo; tổ chức đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ, tổng kết về công tác giảm nghèo trên địa bàn cấp huyện.

* Đối với cấp xã, phường

- Triển khai tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ cuối năm trên địa

bàn; công nhận danh sách hộ nghèo cấp xã; lập sổ bộ theo dõi hộ nghèo tại địa phương; cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn cấp xã.

- Quan tâm đào tạo và cử cán bộ tham gia các lớp tuập huấn về nghiệp vụ giảm

nghèo do các cấp tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)