Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 34 - 39)

mới ở một số huyện trong nước.

1.3.1.1. Kinh nghiệm trong chỉ đạo XD NTM ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Trong 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến nay, diện mạo huyện Nghi Xuân đã có những đổi thay đáng kể, hướng phát triển KT-XH cũng đã được vạch ra khá rõ nét. Trong đó, xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế và là nhiệm vụ trọng tâm.

Năm 2017 khép lại, toàn huyện có thêm 6 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 14/17, chiếm 82%. Với đà này, Nghi Xuân sẽ đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2019 (sớm hơn 1 năm so với kế hoạch tỉnh đặt ra).

Dẫu vẫn còn một số ít tiêu chí chưa thật mỹ mãn nhưng Nghi Xuân cũng rút ra được một số bài học trong xây dựng NTM. Trước hết, xác định chủ thể chính trong xây dựng NTM là của người dân. Ý thức được điều này, ngoài triển khai công tác tuyên truyền, Ban Chỉ đạo huyện còn trao quyền tự chủ, tự bàn bạc, để dân quyết định từng phần việc. Quá trình thực hiện đều có sự hướng dẫn, đôn

đốc, kiểm tra, giám sát của các bộ phận chuyên môn để xử lý nếu có vướng mắc phát sinh.

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM đã hoàn thiện khung kế hoạch 3 cấp (huyện, xã, thôn), đề ra từng phần việc cụ thể, thời gian ấn định cho từng hạng mục. Đồng thời, thành lập các tổ công tác dưới sự chỉ đạo của một đồng chí thường vụ huyện ủy, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn thực hiện từng phần việc được giao; đôn đốc kiểm tra tiến độ. Đến cuối năm, Ban Chỉ đạo chấm điểm bình xét thi đua từng tổ công tác, từng thành viên, từ đó, khích lệ tinh thần làm việc của mỗi người… Bên cạnh công tác GPMB, việc tạo ra nguồn nội lực để triển khai xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng (đường, trường, trạm…) có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nhiều địa phương ở Nghi Xuân thực hiện cách làm là lựa chọn những hộ buộc phải phá bỏ nhà cửa để tập trung làm trước, lựa chọn những khu, cụm dân cư, thôn xóm nơi tập trung nhiều hộ nghèo, hộ neo đơn để tiến hành giải tỏa hành lang, phá dỡ tường rào, cổng nhà; chọn những người có uy tín, đảng viên, cán bộ đi tiên phong trong việc GPMB; hiến đất làm giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng.

Cương Gián, Xuân Lĩnh, Xuân Yên là những địa phương có nhiều cách làm hay trong GPMB làm giao thông nông thôn và thu hút đầu tư. Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện đã có 117.000 m2 đất được người dân tự nguyện hiến; hàng trăm cổng nhà, hàng chục ngàn mét tường rào được người dân tự nguyện phá dỡ để thi công các công trình.

7 năm qua, chỉ tính riêng 100 nhà văn hóa thôn trị giá 60 tỷ đồng, người dân tham gia đóng góp gần 2/3. Bên cạnh huy động nội lực, huyện còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân, chủ doanh nghiệp là con em Nghi Xuân sống và làm việc trên mọi miền đất nước tham gia.

Những năm gần đây, huyện đã thu hút hơn 300 tỷ đồng từ ngoại lực đầu tư xã hội hóa xây dựng các công trình người dân hưởng lợi. Để làm được điều

đó, một mặt lãnh đạo huyện tổ chức gặp mặt, cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về những công trình, hạng mục đầu tư; mặt khác, công khai chi tiết từng khoản chi phí tiết kiệm nhất để tạo lòng tin cho nhà đầu tư.

Không chỉ vậy, ngoài những tiêu chí các cấp đề ra, Nghi Xuân còn đặt ra một tiêu chí khác là hình thành CLB dân ca ví, giặm trong khu dân cư. Với cách làm này, cùng lúc, Nghi Xuân trúng 2 mục tiêu: Vừa tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM thông qua các buổi tập luyện dân ca ví, giặm, vừa bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể…

1.3.1.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo XD NTM ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện đã về đích sớm hơn so với kế hoạch 2 năm. Năm 2013, toàn huyện mới có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2014 có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến tháng 11-2015 có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 8/10 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (đạt 80,0% tổng số xã); các xã còn lại đều đạt trên 15 tiêu chí (trong đó có tiêu chí thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo). Huyện Bình Xuyên đủ điều kiện được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại Bảng Đảng bộ huyện Bình Xuyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.

Có thể nói, từ chủ trương đúng của Đảng bộ huyện Bình Xuyên đã có nhiều đổi mới, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực; sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên; năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 2,5%. Hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng: trên 93% tuyến đường giao thông nông thôn được cứng hóa bằng trải nhựa, bê tông, đường trục chính nội đồng cơ bản được bê tông hóa trên 75,3%. Hệ thống thủy lợi, kênh mương tưới tiêu được đầu tư nâng cấp, cải tạo, kiên cố hóa 100% các tuyến kênh loại 1, loại 2 và 99,44% kênh loại 3. Mạng lưới chợ trên địa bàn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống của nhân

dân. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. Các công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập vùng khó khăn về nguồn nước đã từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng. Hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, hạ tầng viễn thông đạt tiêu chí quốc gia, sóng viễn thông được phủ 100% diện tích toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng truy cập mạng internet của cộng đồng dân cư nông thôn. Mạng lưới chợ nông thôn cơ sở vật chất văn hóa, trường học được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm đầu tư và có nhiều tiến bộ; giáo dục - đào tạo được quan tâm đặc biệt. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa được triển khai tích cực. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho ban đầu cho cán bộ và nhân dân được quan tâm. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98%; tỷ lệ thanh tiếu niên từ 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 95%; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được học tiếp trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 96%; cơ sở vật chất và các điều kiện dạy và học được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, 9/10 xã có đủ 3 cấp trường đạt chuẩn quốc gia; toàn huyện có 99/107 thôn, làng văn hóa, 8/10 xã có thiết chế văn hóa xã, thôn đạt chuẩn; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 76,8%. Lao động và giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 67%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,07%; 100% các xã đã có hố tập kết rác thải, 100% số thôn đã có tổ vệ sinh môi trường, thành lập mới, thêm khâu dịch vụ về vệ sinh môi trường, nâng tổng số hợp tác xã làm dịch vụ về vệ sinh môi trường là 10 hợp tác xã thường xuyên hoạt động có hiệu quả. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đạt kết quả tốt. Hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

1.3.1.3. Kinh nghiệm trong chỉ đạo XD NTM ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Thuận lợi lớn nhất trong xây dựng NTM là huyện nhận được sự quan

tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kịp thời của Trung ương, của Thành phố; sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành, các quận nội thành của thành phố; các doanh nghiệp và sự đồng thuận vào cuộc tích cực của người dân. Quá trình triển khai, các xã đã đạt được những kết quả tích cực thể hiện trên các tiêu chí xây dựng NTM như: Giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng, trường học, trụ sở, nhà văn hóa, trạm y tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân ... Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tạo sự thay đổi lớn về bộ mặt nông thôn, diện mạo nông thôn mới được hình thành và ngày càng phát triển trên vùng quê Ba Vì.

Bên cạnh những thuận lợi đó, đối với huyện Ba Vì trong xây dựng NTM còn không ít những khó khăn như công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là các xã miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Thu nhập của người dân còn thấp, việc vận động thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún ở một số nơi còn chậm. Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định, việc phối kết hợp tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào nông nghiệp hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Nguồn lực đầu tư xây dựng NTM từ ngân sách nhất là của xã và nhân dân đóng góp còn ít, chưa huy động được nhiều nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp ... Các làng nghề chưa được quy hoạch đầu tư phát triển, ý thức của một số chủ doanh nghiệp chưa cao, còn tư tưởng chạy theo lợi nhuận, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư …

Tính hết năm 2017, có 03 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-12 tiêu chí; có 14 xã đạt và cơ bản đạt từ 13-16 tiêu chí, có 13 trong số 30 xã đạt chuẩn NTM. 100% số xã có điện lưới, cơ bản bảo đảm cung cấp điện phục vụ sản xuất và dân sinh. Huyện đã dồn điền đổi thửa được hơn 5.700 ha, đạt 121% so với kế hoạch Thành phố giao, nhiều xã làm tốt như: Tản Hồng, Sơn Đà, Phú Phương. Hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, với 375 mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi gà đồi xã Thụy An, Ba Trại, Cẩm Lĩnh; trồng rau ở xã Chu Minh cho thu nhập 300 triệu đồng/ha. Nuôi thỏ tại xã Cẩm Lĩnh doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng;

nuôi cá ở Phú Đông thu nhập 850 triệu đồng/năm. Năm 2017, huyện đã xây dựng được gần 90 km đường giao thông, 12 điểm chứa rác thải; xây mới, cải tạo và nâng cấp 12 trường học, 6 nhà văn hóa thôn, 2 trạm y tế xã. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao. Số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm. Hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,83%/năm, số hộ khá tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)