2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới ở huyện Đà Bắc
2.2.7. Chế độ báo cáo, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Ban thường vụ Huyện ủy ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ phụ trách chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, đồng thời phụ trách theo địa bàn các xã.
BCĐ huyện ban hành quy định chế độ thông tin, báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện hàng tháng, quý, 6 tháng, năm để các cơ quan, đơn vị liên quan và các xã thực hiện
Về công tác thanh tra: Nhiệm vụ thanh tra của huyện trong công tác quả lý nhà nước được giao cho Thanh tra nhà nước huyện. Sau nhiều năm triển khai xây dựng NTM, hầu hết các vấn đề có liên quan đến thanh tra đều là vướng mắc trong vấn đề đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghệp .... Huyện đã ban hành các kết luận thanh tra và chỉ ra những ưu điểm, một số thiếu sót, tồn tại yêu cầu các đơn vị nghiêm túc rút kinh nghiệm.
hành các văn bản thành lập các đoàn kiểm tra công tác xây dựng NTM. Các thành viên của đoàn kiểm tra thường xuyên bám sát địa bàn, kịp thời chấn chỉnh công tác triển khai thực hiện xây dựng NTM tại địa phương. Vai trò của người dân trong việc kiểm tra được coi trọng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Về công tác giám sát: Bên cạnh chức năng giám sát của các cơ quan nhà nước thì tại các thôn, xã đều thành lập ban giám sát nhân dân, với mục đích tại thêm cơ chế để nhân dân tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện các công trình, dự án. Tuy nhiên hoạt động của ban giám sát nhân dân nhìn chung còn gặp khó khăn: các đối tượng chịu sự giám sát thiếu sự hợp tác, hoạt động giám sát cộng đồng là công việc tự nguyện, thường bị coi là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, cộng thêm kinh phí hoạt động còn eo hẹp khiến ở không ít các địa phương, một số thành viên ban giám sát nhân dân chưa thực sự “mặn mà” với trách nhiệm của mình.
2.2.8. Sự phân công, phối hợp trong tổ chức, thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện