huyện Đà Bắc
Cấp huyện:
Để triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, huyện Đà Bắc đã thành lập BCĐ thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 125/QĐ-CT, ngày 14/02/2011, Quyết định số 326-QĐ/HU, ngày 25/5/2013 của Huyện ủy Đà Bắc). BCĐ gồm 34 người, Trưởng ban là đồng chí Bí thư huyện ủy, 3 Phó ban là Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện, 1 Phó ban là Phó bí thư thường trực Huyện ủy, 1 Phó ban thường trực là Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối kinh tế - nông nghiệp, 30 thành viên BCĐ gồm 2 Phó Chủ tịch UBND huyện và 28 người là Trưởng các phòng, ban, ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện. Thường trực BCĐ gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Trưởng các phòng: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Tài chính-Kế hoạch.
Để giúp việc cho BCĐ, UBND thành lập Tổ giúp việc gồm 16 người, trong đó Tổ trưởng là Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Tổ phó là 3 Phó trưởng phòng: Tài chính - Kế hoạch, Công thương, Văn hóa - Thông tin và 12 thành viên là lãnh đạo, cán bộ, công chức các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện (Quyết định số 666/QĐ-CT, ngày 11/10/2011, Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 05/7/2014).
Để thuận lợi cho việc chỉ đạo thực hiện, BCĐ đã ban hành quy chế làm việc của BCĐ xây dựng NTM huyện Đà Bắc giai đoạn 2013-2020 (Quyết định số 05/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 22/8/2011, Quyết định số 09- QĐ/BCĐXDNTM, ngày 08/5/2013).
BCĐ huyện được thành lập theo đúng hướng dẫn của tỉnh, trung ương; cơ cấu thành viên của Ban gồm cấp ủy, lãnh đạo UBND huyện, cán bộ, công chức đại diện cho các phòng, ban, ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện. Qua đó đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn huyện vào thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Thực hiện văn bản và chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn tỉnh, của huyện, 19/19 xã đã thành lập BCĐ xây dựng NTM, BCĐ có từ 18- 28 người, trung bình 22 người/Ban, trong đó Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban, Phó ban là Phó bí thư, Phó chủ tịch UBND xã, thành viên là công chức xã, trưởng các ban, ngành, đoàn thể ở xã và Bí thư các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã.
Các xã đều thành lập BQL xây dựng NTM, mỗi Ban có từ 20-28 thành viên, trung bình 24 người/Ban, trong đó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó chủ tịch UBND xã làm Phó ban, các thành viên là công chức xã, đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể của xã (UBMTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên .) và các trưởng thôn.
BCĐ và BQL xây dựng NTM của xã ban hành quy chế làm việc, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo lĩnh vực công tác và phụ trách theo địa bàn.
Ngoài ra, để giúp việc cho BCĐ của xã, các xã thành lập Tổ giúp việc BCĐ xây dựng NTM của xã, số thành viên từ 5-12 người tùy đặc thù của từng xã, trong đó Tổ trưởng là công chức Địa chính - Xây dựng của xã, có xã do công chức Tài chính xã làm Tổ trưởng, Tổ phó là công chức Tài chính hoặc Địa chính - Xây dựng xã, thành viên là các công chức xã, trưởng các ban, ngành liên quan của xã, cán bộ HTX nông nghiệp...
Hệ thống tổ chức chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM cấp xã được thành lập đầy đủ đã giúp cho việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn các xã được thuận lợi, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Số lượng thành viên BCĐ trung bình 22 người/ban, BQL trung bình 24 người/ban, các ban đã được thành lập theo đúng hướng của cơ quan trung ương, của tỉnh và huyện; cơ cấu, số lượng hợp lý, sự tham gia của cấp ủy, người đứng đầu đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.
Cấp Thôn:
Ban phát triển thôn các thôn được thành lập, thành viên Ban là những người có uy tín, trách nhiệm và có năng lực tổ chức triển khai thực hiện nội dung chương trình, do cộng đồng dân cư trong thôn trực tiếp bầu và được Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận. Ban phát triển thôn do Trưởng thôn làm Trưởng ban, Phó ban là Bí thư Chi bộ.
Ban phát triển thôn có nhiệm vụ triển khai các nội dung xây dựng dựng NTMtrên địa bàn thôn theo chỉ đạo, hướng dẫn và kế hoạch của cấp trên đồng thời có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM.
Ban phát triển thôn các thôn đều được thành lập, trung bình mỗi ban có từ 8-9 người, số lượng và cơ cấu hợp lý theo hướng dẫn, đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Như vậy, các BCĐ của huyện, BCĐ, BQL dự án của xã, các Tổ công tác giúp việc cho BCĐ, BQL đều đã được thành lập theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan trung ương, của tỉnh; số lượng, cơ cấu đảm bảo theo yêu cầu công tác. Trưởng BCĐ huyện do đồng chí Bí thư Huyện ủy, BCĐ xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban, BQL do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban qua đó sẽ phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác xây dựng NTM, thuận lợi trong việc huy động được cả hệ thống chính trị vào tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.
Tuy nhiên qua thực tế cho thấy thành viên BCĐ thường xuyên có sự thay đổi, chậm được kiện toàn. về hoạt động của các Tổ công tác giúp việc chưa thực sự hiệu quả, các nhiệm vụ chính vẫn do các cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT của huyện, xã thực hiện, nguyên nhân chính vẫn là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ, cán bộ, công chức kiêm nhiệm nhiều việc, chưa có chế độ, chính sách đối với cán bộ kiêm nhiệm... Do vậy, cần thiết phải kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ chuyên trách để thực hiện công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
XD NTM là cuộc cách mạng lớn, đòi hởi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của mọi người dân, trong đó đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng đối với công cuộc XD NTM nói chung và XD NTM trên địa bàn huyện Đà Bắc nói riêng, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì công tác cán bộ là khâu quyết định, Người viết: "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém'".
Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức trên địa bàn huyện (tính đến tháng 12/2017) là 523 người, trong đó cán bộ công chức cấp huyện là 98 người, chiếm 18,74%; cán bộ, công chức xã 425 người, chiếm 81,26%.
Về chuyên môn: Có 12 người có trình độ trên đại học, chiếm 2,29%; đại học 164 người, chiếm 31,26%; cao đẳng 30 người, chiếm 5,74%; trung cấp 120 người, chiếm 22,94%; sơ cấp và còn lại 197 người, chiếm 37,67%.
Bảng 2.7: Số lượng chất lượng cán bộ, công chức huyện Đà Bắc
Stt Trình độ Tổng số Cấp huyện Cấp xã Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 523 100 98 18,74 425 81,26 I Chuyên môn 523 100 98 100 425 100 1 Trên đại học 12 2,29 12 2,29 0 0 2 Đại học 164 31,3 6 61 11,66 289 55,26 3 Cao đẳng 30 5,74 7 1,34 25 4,78 4 Trung cấp 120 22,9 4 9 1,72 87 16,63 5 Sơ cấp và còn lại 197 37,67 9 1,72 24 4,59
(Nguồn: Số liệu tổng hợp Văn phòng, phòng Nội vụ huyện, năm 2017) Từ bảng trên cho ta thấy thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện hiện nay, đó là tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung, sơ cấp còn
chiếm tỷ lệ cao 60,7%. Trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao trên đại học là rất thấp (2,29%).
Để đáp ứng yêu cầu công tác trên địa bàn huyện trong thời gian tới, trong đó có công tác XD NTM đòi hỏi cần phải thực hiện tốt công tác cán bộ như thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm, đúng trình độ, chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm công tác. Đồng thời phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay.