Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 39 - 44)

thôn mới ở huyện Đà Bắc

Từ thực tiễn bài học kinh nghiệm ở các huyện Xuân Trường, Bình Xuyên, Ba Vì có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Đà Bắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới như sau:

Một là, Trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị và người dân để đạt được sự đồng lòng, đồng thuận và đồng hành của nhân dân.

Hai là, Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, đã xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội từ huyện đến cơ sở, đó là: rõ về trách nhiệm; rõ về nội dung, nhiệm vụ; rõ về phương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện và rõ về kết quả đạt được. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào XD NTM ngày càng đạt kết quả rõ nét hơn.

Ba là, Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở; đảm bảo sâu sát tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; sâu sát với thực tiễn địa bàn cơ sở; sâu sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân

dân để thực hiện tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ tích cực nông dân phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập của người nông dân.

Bốn là, Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải ưu tiên tập trung giành thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; luôn gần gũi, tôn trọng, thấu hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.

Năm là, Coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và chú trọng công tác dân vận chính quyền với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần phải huy động nguồn lực trong dân để xây dựng NTM theo hướng công khai, dân chủ, đồng thuận cao để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.

Sáu là, Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, gắn với phát triển ngành nghề nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; từ đó người dân có điều kiện để tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM.

Phát huy vai trò cầu nối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới

Bảy là, Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong nhu cầu xây dựng nông thôn mới; người dân phải được biết, được bàn ngay từ khi lập quy hoạch, lập đề án; ngay từ khi kế hoạch làm gì trước, làm gì sau, được kiểm tra giám sát trong việc thực hiện chương trình. Việc xây dựng nông thôn mới phải xác định vai trò tự lực, chủ đạo từ phát triển nhu cầu, quản lý của người dân; mới

đảm bảo tính xác thực, cần thiết và phát huy tiềm năng từ người dân.

Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào NTM, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.

Tám là, Làm thí điểm trên diện hẹp, rút kinh nghiệm; nhân ra diện rộng và làm đại trà toàn huyện. Làm được điều này sẽ rút kinh nghiệm và kịp thời điều chính trong xây dựng nông thôn mới để phù hợp với từng xã và thôn trên địa bàn huyện.

Chín là, Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, vốn của nhà nước và cộng đồng nhân dân đóng góp để xây dựng nông thôn mới.

Mười là, Nhà nước cần có chính sách phù hợp, hỗ trợ nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh trạnh cho nông sản Việt Nam, cũng như chính sách tạo việc làm, giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn. Cần nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Mười một là, Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển cộng đồng nông thôn, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển cộng đồng là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện.

Mười hai là, Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Thành lập ban phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Xuân Trường-Nam Định là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.

Mười ba là, Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng, Thiết lập lại các HTX kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác.

Mười bốn là, Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.

Mười lăm là, Thu hút nguồn lực ngoài ngân sách như: nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp, con em của huyện làm ăn ở xa…

Tiểu kết Chương 1

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hợp lòng dân. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình cải biến kinh tế, văn hoá - xã hội, nhằm tạo ra những giá trị mới phù hợp với nhu cầu xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - đó là một nhiệm vụ to lớn, chiến lược lâu dài. Trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự định hướng đúng đắn của lý luận khoa học thì hoạt động thực tiễn sẽ trở nên mò mẫm, mất phương hướng.

Để lý luận phát huy vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn, phải thường xuyên bổ sung, phát triển lý luận, vận dụng lý luận để giải đáp những vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra. Những cơ sở lý luận, thực tiễn sẽ giúp cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình phát hiện những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, qua đó đề ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có tính khả thi và những kiến nghị để làm tốt hơn việc xây dựng nông thôn mới.

Ở chương này tác giả nêu khái quát một số khái niệm cơ bản về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc trưng cơ bản của nông thôn; vai trò của nông thôn. Từ đó xây dựng cơ sở khoa học về XD NTM; sự cần thiết phải XD NTM; nguyên tắc XD NTM; những nội dung cơ bản về NTM; những nội dung quản lý nhà nước về XD NTM; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về XD NTM.

Đặc biệt, qua kinh nghiệm XD NTM của một số huyện, tác giả rút ra những kinh nghiệm XD NTM cho huyện Đà Bắc. Trên cơ sở khoa học này, thì chương 2 tác giả sẽ làm sáng tỏ vấn đề này ở phần thực trạng quản lý nhà nước về XD NTM trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc ảnh hưởng đến QLNN về XD NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)