3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở
3.2.1. Hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách về XDNTM trên địa bàn huyện
bàn huyện Đà Bắc
Qua kết quả thực hiện XD NTM trên địa bàn cho thấy ngoài những kết quả tích cực đã đạt được, thì vẫn còn những hạn chế đó là tiến độ thực hiện chương trình XD NTM còn chậm, hiệu quả đem lại chưa cao, một bộ phận người dân còn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình, chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu phát triển sản xuất, đời sống của một bộ phân nông dân còn khó khăn, nguồn lực phục vụ chương trình chưa đáp ứng yêu cầu.
Để thực hiện thành công chương trình XD NTM trên địa bàn huyện, qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy cần phải có chủ trương của cấp ủy đảng dựa trên những căn cứ Thông tư, Nghị định, Quyết định, vận dụng ban hành các chủ trương để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; có hệ thống cơ chế, chính sách nham thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất; có đủ hệ thống văn bản để làm hành lang pháp lý và để thuận tiện cho tham chiếu trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình. Cụ thể đó là:
a) Ban hành các chủ trương, văn bản chỉ đạo điều hành:
Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành cần ban hành Nghị quyết chuyên đề về thực hiện chương trình XD NTM trên địa bàn để thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dựa trên các Quyết định, kế hoạch, hướng dẫn của Chính phủ, các bộ ngành liên quan. Ví dụ: Nghị quyết về xây dựng cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc (Tiêu chí 02). Trong đó Ưu tiên những xã sắp đạt tiêu chí 02 như: Tu Lý, Hiền Lương, Cao Sơn, Tân Minh, Hào Lý)
UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và kịp thời để các địa phương thực hiện. Có kế hoạch
kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện của các xã để nắm bắt tiến độ cũng như có các chỉ đạo kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình đảm bảo tiến độ chung của tỉnh.
Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của huyện ban hành Nghị quyết, các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng tích cực tham gia thực hiện chương trình.
b) Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ XD NTM:
Về xây dựng hạ tầng KT-XH cần có rất nhiều nguồn lực trong đó quan trọng nhất đó là nguồn vốn để xây dựng các công trình công cộng như đường giao thông, kênh mương, trường học, trạm xá, nhà văn hóa. do vậy, ngoài chính sách của trung ương, của tỉnh thì huyện cũng phải vận dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương để đa dang hóa các nguồn lực và hỗ trợ cho XD NTM. Cụ thể:
Chính sách hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các công trình XD NTM; hỗ trợ, giảm tiền thuê đất, mặt b ằng cho các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ cung ứng phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo môi trường thuận lợi để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các cá nhân, hộ gia đình ở nông thôn, HTX, tổ hợp tác, các tổ chức, cá nhân khác hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; ưu tiên vay vốn phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, phát triển ngành nghề ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.. .chính sách tín dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.
Cơ chế đảm bảo tiền vay đối với các cá nhân, hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác, trang trại vay vốn của các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất không cần phải đảm bảo bằng tài sản thế chấp; thời gian vay, số tiền cho vay theo từng đối tượng và từng lĩnh vực đầu tư sản xuất; tổ chức triển khai hiệu quả chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kế sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Ban hành chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức:
Ban hành chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác XD NTM trên địa bàn, thể hiện sự quan tâm, động viên khích lệ cán bộ, công chức, bởi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhiệm vụ mới, quá trình thực hiện còn có nhiều vướng mắc, khó khăn; lĩnh vực hoạt động, địa bàn rộng, chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đa phần cán bộ, công chức tham gia XD NTM là kiêm nhiệm, do vậy huyện có cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác XD NTM trên địa bàn.
Ngoài ra có các cơ chế, chính sách hỗ trợ khác, cụ thể như chính sách thu hút những người có trình độ trên đại học, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ chế hỗ trợ phụ cấp, công tác phí, hỗ trợ tiền xăng xe khi đi công tác địa bàn,...
d) Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ vùng khó khăn:
Ban hành cơ chế, chính sách đối với những vùng nông thôn còn khó khăn khi XD NTM như tăng mức đầu tư từ nhân sách của Nhà nước, giảm mức đóng góp của người dân thấp hơn so với trung bình vùng khác; có chính sách miễn, giảm mức đóng góp đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, người không có khả năng lao động ...