2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc ảnh hưởng đến QLNN về
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Đà Bắc
Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, có những điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù. Huyện Đà Bắc phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía đông tiếp giáp thị xã Hòa Bình và phía nam giáp các huyện Tân Lạc, Mai Châu. Dân số trung bình là 52.904 người(chiếm 6,4% dân số cả tỉnh), mật độ dân số 66 người/km2(bằng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh). Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc anh em cùng chung sống, đó là: Dân tộc Tày, Mường, Dao, Thái và dân tộc Kinh; trong đó đông dân nhất là dân tộc Tày chiếm 46%; dân tộc Mường chiếm 30%, còn lại 3 dân tộc: Dao, Thái, Kinh chỉ chiếm 24%.
Huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 01 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Đà Bắc nằm trên đường tỉnh 433 cách thành phố Hoà Bình 15km.
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
- Đà Bắc nằm trong vùng có khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa nhưng vẫn có độ ẩm cao thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có sương muối xuất hiện. Có nhiều vùng trong huyện xuất hiện nhiệt độ nhiều ngày xuống thấp dưới 100C làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, nhất là việc giữ ấm cho đàn gia súc như trâu, bò…..
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,80C nhiệt độ lúc cao nhất trong năm là 38 đến 390C, có những ngày chịu nhiệt cao tuyệt đối đến 41,80C thấp nhất thường từ 2,7 đến 5,00C. thấp tuyệt đối có ngày ở một số vùng xuống 0,10C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, năm cao nhất là 2.460 mm, năm thấp nhất là 1.300 mm.
- Độ ẩm trung bình tương đối ổn định hàng năm từ 81% đến 84%, sự chênh lệch giữa các tháng cũng không lớn, thấp vào tháng 12, tháng 01; cao vào tháng 7, tháng 8 với biên độ dao động từ 70% đến 90%.
2.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, bị cắt phá mạnh nên đất có độ dốc lớn, với độ dốc bình quân là 350. Mặc dù huyện
có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các huyện trong tỉnh nhưng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là đất rừng, ít có những cánh đồng và bình nguyên rộng. Địa hình nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, độ cao trung bình toàn huyện là 560m so với mực nước biển, Đà Bắc có nhiều ngọn núi cao trên 1.000m. điển hình như: Pu Canh: 1.373m; Phu Xúc: 1.373m; Đức Nhân: 1.320m; núi Biều 1.162m….
2.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Đà Bắc nằm trọn trong lưu vực sông Đà (chiều dài sông Đà chảy qua địa phận huyện là 70 km), nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn của sông Đà. Lưu lượng bình quân cả năm 1.602 m3/s của sông Đà là nguồn nước phong phú, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của toàn huyện.
Trong nội vùng của huyện do địa hình bị chia cắt mạnh nên có một số suối lớn như: Suối Tuổng, suối Chum, suối Trâm, suối Nhạp, suối Láo…Các suối khác thì ngắn, dốc, lưu vực nhỏ, lòng hẹp, sâu, rất ít nước vào mùa khô, phần lớn ít có các địa hình thuận lợi để đắp chắn bai đập tích nước nhiều vào mùa mưa phục vụ nông nghiệp vào mùa hạn. Từ đó huyện không có hồ chứa nước lớn, mực nước ngầm dồi dào nhưng không ổn định, phụ thuộc vào sự phân tầng, độ dứt gãy, thế nghiêng của địa chất, chủ yếu chỉ khai thác nước ngầm đủ cho sinh hoạt. Nước phục vụ sản xuất và nước sạch cho khu vực thị trấn huyện lỵ phải có khảo sát kỹ mới có thể tìm ra các điểm có lưu lượng lớn, đáp ứng cho từng nhu cầu cụ thể.
2.1.1.5. Tài nguyên a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là khoảng 777,96km2(chiếm 16,9% đất toàn tỉnh, trong đó đất là đồi núi chiếm trên 83%), Trong đó: Đất nông lâm nghiệp 54.300,53 ha chiếm 69,8% (bao gồm đất Nông nghiệp 3.637,57ha; đất Lâm nghiệp 50.662,96ha); Đất Phi nông nghiệp: 8.556,39 ha chiếm 11%; Đất chưa sử dụng: 14.939,15 ha chiếm 19,2%.
Hình 2.3 Cơ cấu đất huyện Đà Bắc
b) Tài nguyên khoáng sản
Huyện không có nhiều khoáng sản và cũng không có các mỏ có trữ lượng lớn. Một số mỏ lộ thiên được khai thác thủ công nhỏ lẻ dạng tận thu như: mỏ sắt Suối Chuồng (Tu Lý, Cao Sơn) có trữ lượng khoảng 1,1 triệu tấn; Mỏ sắt Tân Pheo, Đoàn Kết khoảng 3,0 triệu tấn; Một số mỏ chì tận thu có mật độ phân tán, không tập trung chỉ khai thác tận dụng nhỏ lẻ…
c) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Đà Bắc tương đối dồi dào đó là có diện tích mặt hồ Hoà Bình rộng khoảng 6.000ha, chiều sâu bình quân hàng chục mét nên có trữ lượng hàng tỷ m3 nước với lưu lượng thông qua bình quân hàng năm 1.600m3/s. Mặt hồ Hoà Bình rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, cho giao thông đường thuỷ và dịch vụ thương mại, du lịch.
d) Tài nguyên rừng
Diện tích khoảng 50.662,96 ha chia ra: Đất rừng sản xuất 17.690,12 ha. Đất rừng phòng hộ 27.356,46 ha, đất rừng đặc dụng 5.616,38 ha. Độ che phủ đạt 49%. Rừng Đà Bắc phong phú, đa dạng, cung cấp nguồn lâm sản với số lượng lớn như gỗ, tre, luồng, nứa, keo...; động vật rừng có một số loài thú như lợn rừng, khỉ, cáo, cầy, nai rừng… nhưng số lượng không nhiều.
e) Tài nguyên du lịch:
Là vùng mũi phía Tây bắc của tỉnh Hoà Bình, Đà Bắc có rất nhiều yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thời tiết có tính đặc thù của một vùng núi non
hùng vĩ, nhưng rất sơn thuỷ hữu tình do liền kề với vùng hồ sông Đà rộng lớn. Nhiều đảo nổi, đảo chìm, cả đảo đá và đảo đất. Có nhiều đảo nửa chìm nửa nổi do hai mùa khô mưa và do việc điều tiết nước của đập thuỷ điện Hoà Bình. Có nhiều bán đảo, nhiều cửa suối tạo ra nhiều cảnh quan tự nhiên thơ mộng. Suối Tuổng, suối Chum, suối Trâm, suối Nhạp, suối Láo…tất cả đều đổ ra Sông Đà tạo ra rất nhiều các vụng vịnh cửa suối có cảnh quan hấp dẫn, là nơi tạo ra các bến thuyền trú ngụ khi mưa bão, ngày thường là các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch.