3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ
Để chương trình XD NTM trên địa bàn huyện về đích theo kế hoạch chung của tỉnh, qua thực tiễn cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, cán bộ có trình độ trung, sơ cấp chiếm tỷ lệ cao (60,7%); công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, số lượng cán bộ được bồi dưỡng kiến thức QLNN và lý luận chính trị còn hạn chế.
Do đặc thù công tác XD NTM liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng trong xã hội, do đó cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, trách nhiệm, tâm huyết và phải có uy tín trước nhân dân. Do vậy, việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện là rất quan trọng và cấp thiết hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển KT-XH nói chung và XD
NTM nói riêng.
a) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bô, công chức Đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là các cán bộ, công chức, viên chức hiện đang trực tiếp tham gia công tác XD NTM ở huyện, xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp, sơ cấp (229 người). Ngoài ra cũng cần phải thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về tin học, ngoại ngữ, về quản lý nhà nước, về lý luận chính trị. Năm 2017 Trung tâm giáo dục thường xuyên đã tổ chức thành công 02 lớp đại học từ xa về Luật hành chính, luật Kinh tế khóa 2017-2021 cho tất cả những người có nhu cầu. Có khoảng 100 người đã đăng ký tham dự.
Cơ quan thực hiện: UBND huyện giao Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề là đầu mối phối hợp với các Trường Đại học trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh lân cận mở các lớp Đại học hệ vừa học vừa làm theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của huyện phê duyệt.
Kinh phí thực hiện: Từ ngân sách tỉnh, huyện và nguồn hợp pháp khác. b) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về XD NTM
Đối tượng cần được bồi dưỡng về XD NTM:
Ở huyện gồm: Thành viên BCĐ của huyện, Tổ công tác giúp việc BCĐ, cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, các cơ quan đảng, đoàn thể của huyện; cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của chương trình XD NTM trên địa bàn huyện.
Ở xã gồm: Thành viên BCĐ, Ban quản lý xã, Tổ công tác giúp việc BCĐ, Ban quản lý; cán bộ, công chức xã; cán bộ chủ chốt của các tổ chức đảng, đoàn thể, chính trị, xã hội của xã.
Ở thôn: Ban phát triển thôn, Bí thư Chi bộ, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, Ban giám sát của công đồng, Tổ tự quản các công trình nông thôn mới trên địa bàn.
Nội dung bồi dưỡng: Theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đã được phê duyệt tại Quyết định số 1003/QĐ- BNN-KTHT ngày 18/5/2011). Nghị quyết của Đảng, cơ chế, chính sách của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương về chương trình XD NTM; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Quyết định của UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân; các văn bản hướng dẫn của các sở, ban, ngành của tỉnh về NTM...
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Đối với cán bộ, công chức cấp huyện tổ chức các lớp tập huấn từ 2-3 ngày, mỗi lớp từ 15-20 người, địa điểm tại huyện. Đối với cán bộ, công chức cấp xã và thôn tổ chức các lớp tập huấn từ 3-5 ngày, mỗi lớp từ 30-50 người, địa điểm tổ chức theo cụm xã.
c) Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm
Tổ chức các đoàn cán bộ nòng cốt làm công tác XD NTM của huyện, xã và một số người dân tiêu Bảng trên địa bàn đi thăm quan, học tập các mô hình điển hình trong và ngoài tỉnh, học tập các cách làm hay, cách làm sáng tạo để vận dụng thực hiện tại địa phương. Tổ chức học tập, giao lưu, học hỏi kiến thức, cách làm sáng tạo tại các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc...
Cơ quan thực hiện: UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì phối hợp các cơ quan luên quan thực hiện.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Đà Bắc và định hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình và huyện Đà Bắc, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Đà Bắc, bao gồm: thực hiện định hướng xây dựng nông thôn mới huyện; hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới (Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn; lập quy hoạch kế hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chương trình; quản lý việc sử dụng và huy động vốn;…) và tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới.
Các giải pháp trên muốn được thực hiện đều cần đến sự chuẩn bị một cách chu đáo, đầu tư thích đáng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân cùng sự phân định một cách rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của từng đối tượng.
Hy vọng những ý tưởng và giải pháp nêu trên sẽ góp phần hữu ích, giúp các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu vận dụng, thúc đẩy hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đà Bắc đạt hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ