3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở
3.2.5. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và thực hiện tái cơ
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Để các địa phương đạt được và duy trì bền vững các tiêu chí nông thôn mới thì giải pháp quan trọng nhất đó là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Qua thực tế phát triển KT-XHtrên địa bàn huyện trong những năm qua cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại Bảng Đảng bộ huyện đã đề ra đó là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ còn chậm so với yêu cầu, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cao, thu nhập của người dân nông thôn còn thấp... Do vậy, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo đúng định hướng, cần phải tập trung thực hiện:
a) Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ:
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ làm nền tảng để tăng đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt (Quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 31/12/2010); quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã được phê duyệt (QĐ 917/QĐ-TTg ngày 11/6/2013). Đó là:
Hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và tiến tới hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng cho các cụm khu công nghiệp tập trung Hào Lý, Tu Lý, cụm công nghiệp làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại xã Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong.
Quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói) tại Cao Sơn, Tu Lý, Hiền Lương, Vầy Nưa. Quy hoạch, quản lý các điểm, bến bãi khai thác vật liệu xây dựng (cát, sỏi) tại các điểm Đồng Chum, Tân Minh, Cao Sơn, Đồng Ruộng, Toàn Sơn, Mường Chiềng, Hiền Lương phục vụ cho phát triển công nghiệp, xây dựng.
Quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại, chợ đầu mối trên địa bàn huyện theo hướng xã hội hóa. Hoàn thiện xây dựng Chợ trung tâm (TT Đà Bắc); cải tạo, nâng cấp các chợ nông thôn như Chợ Tân Pheo, Tân Minh, Mường Tuổng, Đồng Chum, Suối Nánh, Đoàn Kết, Yên Hòa, Tiền Phong; xây mới các chợ nông thôn theo quy hoạch đã được phê duyệt tại các xã chưa có chợ. Qua đó sẽ góp phần thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm sản xuất trên địa bàn của nông dân.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù của huyện nhằm thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, nâng cao năng lực quản lý, sử dụng lao động sẵn có tại địa phương. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
b) Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp:
Tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với giải quyết lao động nông thôn của tỉnh; tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế đầu tư, hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:
- Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đô thị, công nghiệp để xây dựng các vùng chuyên canh, vùng trọng điểm
sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, của huyện; thực hiện các hỗ trợ cho công tác dồn điền đổi thửa; chuyển đổi một số đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang đất nông nghiệp khác; sử dụng đất trồng lúa linh hoạt để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo tín hiệu thị trường. Thực hiện chính sách tín dụng và ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu đãi và hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp thuê đất lâu dài của hộ nông dân để sản xuất.
- Tổ chức các lớp, khóa đào tạo nông dân chuyên nghiệp, có trình độ, kỹ năng về kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất, trong đó ưu tiên đào tạo nông dân sản xuất các ngành hàng chủ lực, của các vùng sản xuất trọng điểm trên địa bàn huyện theo quy hoạch của tỉnh; đào tạo lao động trong trang trại, gia trại. Đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ trang trại, gia trại về kỹ thuật, kỹ năng quản trị cơ sở sản xuất. Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, các hộ nghề, các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp nông nghiệp. Ví dụ như xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng máy cấy lúa cho người nông dân xã Hào Lý sử dụng, hay tập huấn trồng cây SaChi cho xã Đồng Chum triển khai thực hiện có năng suất cao hơn cây lúa, tập huấn trồng cây đinh lăng tại xã Vầy Nưa, tập huấn trồng Cây Khoai Sọ Mặt quỷ tại xã Cao Sơn,...
- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đảm bảo sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Trong đó trong tâm là ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, giá trị cao để tạo được sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; áp dụng các quy trình chăn nuôi tiên tiến. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhất là tại các vùng trung du, miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc tiểu số. Ví dụ: Trồng rau sạch trong nhà lưới tại xã Toàn Sơn.
- Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, gia trại, hộ có quy mô lớn; hỗ trợ kỹ thuật, kỹ năng quản trị, hỗ trợ quảng bá thương mại. Hỗ trợ
chuyển đổi, phát triển các hợp tác xã, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận tín dụng, quỹ phát triển hợp tác xã. Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã. Ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hỗ trợ tiền thuê đất cho HTX Cao Sơn xây dựng hệ thống trang trại nuôi lợn tại Suối Láo, xã Cao Sơn. - Kiện toàn tổ chức, bộ máy và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công về nông nghiệp trên địa bàn huyện (phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông,.); ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan của huyện với các cơ quan cấp tỉnh có đơn vị trực thuộc trên địa bàn cấp huyện. Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ cho công tác XD NTM