Công tác lập đề án NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 68 - 70)

2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới ở huyện Đà Bắc

2.2.6. Công tác lập đề án NTM

- Đảng ủy ra Nghị quyết về xây dựng Đề án NTM của xã;

- BQL dự án của xã xây dựng Đề án NTM;

- Lấy ý kiến tham gia góp ý của cán bộ, đảng viên và nhân dân;

- BQL xây dựng NTM xã chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Đề án trình UBND xã;

- UBND huyện giao cho phòng, ban chuyên môn trực thuộc thẩm định, ra quyết định phê duyệt Đề án;

- UBND xã tiến hành công bố Đề án và giao BQL tổ chức thực hiện Đề án theo quy định.

Do sự nhanh chóng vào cuộc ngay từ những ngày đầu và quyết liệt trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện các bước trong xây dựng Đề án NTM cấp xã của cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp, đến cuối năm 2011 Đề án NTM của 19/19 (100%) xã trên địa bàn huyện đã được UBND huyện phê duyệt. Tại Quyết định số 2592/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 gồm 19 xã: Toàn Sơn, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý, Hào Lý, Mường Chiềng, Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Tuổng, Suối Nánh, Đồng Ruộng, Đồng Nghê, Yên Hòa, Trung Thành, Đoàn Kết, Tiền Phong, Vầy Nưa.

Công tác tổ chức thực hiện đề án

Ngay sau khi đề án được duyệt, UBND huyện chỉ đạo các xã tổ chức triển khai thực hiện đề án theo các bước cụ thể như sau:

-Công bố đề án.

UBND huyện đã chỉ đạo các xã lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Đề án đến đảng viên, cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn các thôn, xã. Tổ chức công khai đề án, kế hoạch thực hiện nơi thuận tiện để mọi người dân được biết; thông báo trên loa phát thanh của xã, thôn; tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, gắn liền với chế độ hội họp, sinh hoạt định kỳ ở cấp thôn, chi bộ, các tổ chức chính trị, đoàn thể.

-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung thực hiện của đề án, BQL xây dựng NTM xã sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện trong đó cụ thể các chỉ thực hiện hàng năm trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện khi được phê duyệt.

-Tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng NTM.

đạo triển khai các biện pháp nhằm huy động các nguồn lực đóng góp từ bên ngoài để phục vụ cho chương trình. Đồng thời ban hành quy chế quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

-Tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm. Thành lập các bộ phận để giám sát các hoạt động liên quan đến thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.

Đình kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm, xã, thôn tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá kết quả đạt được, phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

-Bổ sung, điều chỉnh Đề án xây dựng NTM

Trong quá trình triển khai thực hiện, tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện thông qua sơ, tổng kết hàng năm và tổng hợp tiếp thu ý kiến, kiến nghị của người dân và cộng đồng, BQL xã có trách nhiệm tổng hợp ý kiến để xem xét, đề nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. UBND huyện quyết định việc điều chỉnh, bổ sung đề án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)