Phương hướng quản lý nhà nước xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 92)

3.1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước xây dựng nông thôn

3.1.1 Phương hướng quản lý nhà nước xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà

TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2023

3.1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc nông thôn mới ở huyện Đà Bắc

3.1.1 Phương hướng quản lý nhà nước xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc. Đà Bắc.

- Để xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới thực được tốt hơn, huyện Đà Bắc đã đề ra phương hướng như sau:

- Tiếp tục quán triệt đầy đủ và sâu sắc Nghị quyết số 26 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ thướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020, đặt mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt giai đoạn 2017 - 2023 của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, của mỗi người dân và của toàn xã hội.

- Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đề cao vai trò phát huy nội lực của mỗi địa phương cũng như vai trò của các ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa, lồng ghép, huy động tổng hợp mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.

còn lại trong huyện, trên tất cả các tiêu chí, huyện Đà Bắc đã xác định:

a. Xây dựng nông thôn mới phải gắn với tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị cùng thực hiện

Trước hết cần tập trung sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp giữa các ngành của cả hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện Đà Bắc. Nêu cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và phát huy ai trò chủ thể của nhân dân, góp phần thống nhất nhận thức; huy động sự đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực. vào xây dựng NTM. Xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển nông thôn mới phải cụ thể, chi tiết, phân công rõ trách nhiệm của tập thẻ, cá nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cũng như kiểm tra, giám sát thực hiện.

Cấp ủy đảng các cấp cần thường xuyên quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tốt đường lối quản lý xây dựng nông thôn mới được xác định trong các văn kiện của Đảng cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vùng miền. Chính quyền các cấp từ huyện đến xã cần có trách nhiệm thực tốt các chương trình, đề án phát triển nông thôn mà Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân xác định được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.

b. Xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nhiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Điều này được thể hiện rất rõ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng “Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện để từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch”.

c. Xây dựng nông thôn mới phải lấy phát huy nội lực làm trọng tâm

Nội lực là sức mạnh, ý chí, sự cương quyết, tính tự chủ, sức chịu đựng và lòng kiên trì mà mỗi con người, mỗi cộng đồng có được để xây dựng cuộc sống của mình và cống hiến cho xã hội thành công.

Nội lực xây dựng NTM nằm trong sức dân, trong sự đoàn kết, nhất trí, trong sự đồng lòng, chung sức phát huy tiềm lực, thế mạnh của mỗi địa phương. Vì vậy, nội lực cộng đồng thể hiện ở trí tuệ, tâm huyết cũng như công sức, tiền của do mỗi người dân và cả cộng đồng tự bỏ ra để góp sức cùng Nhà nước xây dựng các công trình phát triển NTM.

Trong xây dựng NTM, nội lực được thể hiện cụ thể ở sự đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, chợ, kiên cố hóa kênh mương. và việc mỗi gia đình, cộng đồng chung sức xóa nhà tạm, xây dựng nhà đạt chuẩn; chỉnh trang nơi ở của chính gia đình mình (xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh). Nội lực còn thể hiện bằng hoạt động tích cực sản xuất, đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, cải tạo lại vườn, ao.., để tạo ra thu nhập cao, phát triển kinh tế gia đình; tự giác góp công, đóng góp kinh

phí, hiến đất để làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, vệ sinh công cộng. 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

3.1.2.1. Quan điểm

Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Hội Đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình và Quyết định số 2162/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình ngày 28/12/2012 về việc Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định:

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân phải phát triển đồng bộ các lĩnh vực KTXH, trong đó phải phát triển mạnh công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp là nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đồng thời tăng thu ngân sách để tái đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huy nguồn lực con người, tạo môi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện cho nông dân chủ động đầu tư phát triển nông nghiêp, nông thôn.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, XD NTM nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng khó khăn, các xã nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp, nông thôn với giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân với phương châm: Giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện.

XD NTM tại tỉnh Hòa Bình phải phù hợp với việc XD NTM của Quốc gia; phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch đô thị tỉnh Hòa Bình. XD NTM theo hướng văn minh, giàu đẹp và hiện đại; có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ.

XD NTM là cuộc vận động lớn của tỉnh, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, toàn dân. Tích cực tuyên truyền vận động thu hút mọi nguồn lực để thực hiện chương trình.

3.1.2.2. Mục tiêu a. Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn Hòa Bình giàu - đẹp - văn minh; có kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển theo hướng hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định; trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững; môi trường, sinh thái được cải thiện; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

b Mục tiêu cụ thể của tỉnh Hòa Bình Mục tiêu của tỉnh Hòa Bình:

- Đến năm 2020: Phấn đấu xây dựng 50% số xã (105 xã) trong tỉnh đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới).

- Định hướng đến năm 2030: Phấn đấu xây dựng trên 90% số xã trong tỉnh đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.

Mục tiêu của huyện Đà Bắc đến năm 2023

- Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu của tỉnh, kết quả thực hiện giai đoạn 2013-2017, UBND huyện Đà Bắc đề ra mục tiêu phấn đấu từ năm 2017-2023 như sau:

+ Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới; đến cuối năm 2023 có có 6/19 xã = 32% số xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm xã Hiền Lương, Tu Lý, Mường Chiềng, Cao Sơn, Hào Lý, Toàn Sơn

+ Bình quân các xã tăng từ 2 đến 3 tiêu chí/năm, giữ vững các tiêu chí đã đạt.

+ Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao + Thu nhập bình quân toàn huyện: Trên 24 triệu đồng/người/năm. + Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3 - 3,5%/năm;

+ Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt: 99%. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo: đạt trên 55%;

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: trên 60%.

+ Tập trung huy động mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng cao tỷ lệ kiên cố hóa: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng; đầu tư xây dựng các trường (Mầm non, tiểu học, THCS) có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo quy định.

+ Bình quân tiêu chí/xã đến năm 2023 đạt trung bình: 16 tiêu chí/xã; Không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.

+ Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững, tiếp tục nâng cao thu nhập và cải thiện

mạnh mẽ đời sống của người dân.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đà Bắc. thôn mới ở huyện Đà Bắc.

3.2.1. Hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách về XD NTM trên địa bàn huyện Đà Bắc bàn huyện Đà Bắc

Qua kết quả thực hiện XD NTM trên địa bàn cho thấy ngoài những kết quả tích cực đã đạt được, thì vẫn còn những hạn chế đó là tiến độ thực hiện chương trình XD NTM còn chậm, hiệu quả đem lại chưa cao, một bộ phận người dân còn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình, chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu phát triển sản xuất, đời sống của một bộ phân nông dân còn khó khăn, nguồn lực phục vụ chương trình chưa đáp ứng yêu cầu.

Để thực hiện thành công chương trình XD NTM trên địa bàn huyện, qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy cần phải có chủ trương của cấp ủy đảng dựa trên những căn cứ Thông tư, Nghị định, Quyết định, vận dụng ban hành các chủ trương để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; có hệ thống cơ chế, chính sách nham thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất; có đủ hệ thống văn bản để làm hành lang pháp lý và để thuận tiện cho tham chiếu trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình. Cụ thể đó là:

a) Ban hành các chủ trương, văn bản chỉ đạo điều hành:

Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành cần ban hành Nghị quyết chuyên đề về thực hiện chương trình XD NTM trên địa bàn để thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dựa trên các Quyết định, kế hoạch, hướng dẫn của Chính phủ, các bộ ngành liên quan. Ví dụ: Nghị quyết về xây dựng cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc (Tiêu chí 02). Trong đó Ưu tiên những xã sắp đạt tiêu chí 02 như: Tu Lý, Hiền Lương, Cao Sơn, Tân Minh, Hào Lý)

UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và kịp thời để các địa phương thực hiện. Có kế hoạch

kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện của các xã để nắm bắt tiến độ cũng như có các chỉ đạo kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình đảm bảo tiến độ chung của tỉnh.

Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của huyện ban hành Nghị quyết, các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng tích cực tham gia thực hiện chương trình.

b) Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ XD NTM:

Về xây dựng hạ tầng KT-XH cần có rất nhiều nguồn lực trong đó quan trọng nhất đó là nguồn vốn để xây dựng các công trình công cộng như đường giao thông, kênh mương, trường học, trạm xá, nhà văn hóa. do vậy, ngoài chính sách của trung ương, của tỉnh thì huyện cũng phải vận dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương để đa dang hóa các nguồn lực và hỗ trợ cho XD NTM. Cụ thể:

Chính sách hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các công trình XD NTM; hỗ trợ, giảm tiền thuê đất, mặt b ằng cho các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ cung ứng phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo môi trường thuận lợi để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.

Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các cá nhân, hộ gia đình ở nông thôn, HTX, tổ hợp tác, các tổ chức, cá nhân khác hoạt động sản xuất, cung ứng dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)