- Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên: là một tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; có đƣờng biên giới với Lào và Trung Quốc. Có 10 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện), với 130 xã, phƣờng, thị trấn và 1.813 thôn, bản và tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh hiện nay là: 557.411 ngƣời; gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông 34,81%, dân tộc Kinh 18,43%, còn lại là các dân tộc khác.
Theo báo cáo kết quả thực hiện đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên thì đến hết năm 2015 đã bổ sung 23 điểm di tích thành phần của Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trƣờng Điện Biên Phủ, nâng tổng số di tích thành phần lên 45 điểm; Tổ chức tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Điện Biên tại 986/1.766 thôn, bản, tổ dân phố thuộc 114/130 xã, phƣờng, thị trấn có 16/19 dân tộc đƣợc kiểm kê, đánh giá hiện trạng văn hóa phi vật thể công bố 690 di sản đƣợc phân loại. Đến hết năm 2015, có 04 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận và đƣa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Thống kê đƣợc 2.725 nghệ nhân và ngƣời am hiểu di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh, tiến hành rà soát lập 58 hồ sơ nghệ nhân đƣợc đƣa vào nghiên cứu sâu và từng bƣớc hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nƣớc công nhận danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ƣu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Công tác bảo tồn tiếng nói của dân tộc ít ngƣời và chữ viết của những dân tộc có chữ viết riêng đƣợc chú trọng, đã có 58 trƣờng tổ chức dạy tiếng Thái, tiếng Mông tại 09 đơn vị hành chính cấp huyện (trừ thành phố Điện Biên Phủ)
với tổng số 309 lớp học, 6.747 học sinh tham gia. Các trung tâm Ngoại ngữ - Tin học đã tăng cƣờng tổ chức các lớp dạy tiếng Mông, tiếng Thái cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân với trên 4.500 học viên. Tổ chức 53 lớp đào tạo, bồi dƣỡng tiếng dân tộc thiểu số cho 2.238 cán bộ, công chức, viên chức của các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể tỉnh. Việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục đƣợc triển khai với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Đến nay, toàn tỉnh có 46/130 xã, phƣờng, thị trấn có nhà văn hóa.
Việc tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhƣ: Chuyên mục “Sắc màu văn hóa Điện Biên” trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chuyên mục “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên” trên báo viết và báo điện tử của Báo Điện Biên Phủ; 02 chuyên trang: “Di tích lịch sử Điện Biên Phủ” và “Di sản văn hóa” trên Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch v.v... Công tác đào tạo nguồn nhân lực đƣợc chú trọng triển khai thực hiện. Đến nay 100% các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh có cán bộ văn hóa xã, trong đó có 121/130 xã có cán bộ văn hóa - xã hội là ngƣời dân tộc thiểu số.
Kinh nghiệm để có những thành quả nhƣ trên tỉnh Điện Biên đã tăng cƣờng tuyên truyền để cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân, đặc biệt là các nghệ nhân, già làng, trƣởng bản hiểu đƣợc trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thu hút đƣợc sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ thứ tự ƣu tiên các di sản cần bảo tồn và phát huy. Quan tâm đúng mức đến việc chọn địa điểm, địa bàn, đối tƣợng, loại hình di sản cần bảo tồn, để đảm bảo tính toàn diện trong việc bảo tồn gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp chặt chẽ, toàn diện của các cấp, các ngành, nhất là cơ quan chuyên môn trong quá trình triển khai nghiên cứu sƣu tầm, bảo tồn và phát huy di sản. Phân công rõ trách nhiệm
của các lực lƣợng tham gia thực hiện nhiệm vụ, tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện. Đảm bảo kinh phí kịp thời cho những nhiệm vụ trọng tâm. Ƣu tiên công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Quan tâm đầu tƣ thiết bị để phục vụ công tác bảo tồn. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực phát triển văn hóa và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa có năng lực, nhiệt huyết, có trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt quan tâm đến vai trò của yếu tố gia đình, dòng họ, dân tộc, cộng đồng thôn, bản, nghệ nhân dân gian, những ngƣời am hiểu và nắm giữ di sản văn hóa các dân tộc.
- Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La: Để bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa, tỉnh Sơn La đã thực hiện một số phƣơng án nhằm khôi phục, bảo tồn và phát triển nhƣ: Xây dựng các đề án, dự án khảo sát sƣu tầm các lễ hội, các giá trị văn hóa của các dân tộc trong tỉnh qua đó đánh giá thực trạng của di sản văn hóa, nghiên cứu sâu và đƣa ra những định hƣớng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản; Tổ chức tổng kiểm kê di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đề nghị các cấp xếp hạng. Một số di tích đang đƣợc bảo tồn và khai thác hiệu quả thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham qua, học tập qua đó góp phần vào việc giáo dục truyền thống, ý thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh; Không dừng lại ở các công trình ngiên cứu và việc sƣu tầm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống bằng sự đầu tƣ của nhà nƣớc, Sơn La đã triển khai công tác bảo tồn và phát triển trong đời sống cộng đồng theo phƣơng châm xã hội hóa, định hƣớng phát triển, tập huấn cho các hạt nhân văn hóa văn nghệ, xây dựng các đội văn nghệ mẫu, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa cơ sở. Phát huy các thế mạnh của vốn văn hóa truyền thống, tiếp tục đầu tƣ để nâng cao và làm phong phú thêm vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Tiểu kết chƣơng 1
Việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai nói riêng nói riêng và trên cả nƣớc ta nói chung đang là một yêu cầu hết sức cấp thiết, bởi vì nếu không tiến hành kịp thời thì chúng ta có thể sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, nhanh chóng bị hòa tan vào nền văn hóa thế giới trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Để thực hiện đƣợc điểu này đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ đầy đủ những nội dung quản lý Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số mà Đảng, Nhà nƣớc ta đã đề ra. Trong đó việc tổ chức thực hiện một các chủ động, sáng tạo các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, đề án, chƣơng trình của cấp trên đã đƣợc phế duyệt về lĩnh vực di sản văn hóa có một vị trí, vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ nội dung quản lý Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển văn hóa thì cũng cần phải tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của các nƣớc thành công trên thế giới cũng nhƣ kinh nghiệm của một số tỉnh trong nƣớc đã có những thành công trong lĩnh vực này, từ đó đem áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể cho phù hợp với từng địa phƣơng, đơn vị.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY