thiểu số tỉnh Lào Cai
2.2.1. Cư dân, văn hóa
Lào Cai là địa bàn có nhiều dân tộc cùng chung sống, là nơi hội tụ của ¾ ngữ hệ lớn nhất Việt Nam bao gồm 25 dân tộc với nhiều phong tục, tập quán khác nhau, phần lớn sống ở nông thôn, trong các thôn, bản. Tuy cƣ trú đan xen nhau nhƣng trong các làng, bản hầu hết các tộc ngƣời đều cƣ trú độc lập với những tập quán, bản sắc riêng độc đáo. Văn hóa nông nghệp lúa nƣớc là nét chung của các dân tộc Lào Cai, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng. Hằng năm, tại Lào Cai diễn ra hơn 40 lễ hội đƣợc tổ chức gắn với tôn giáo, tín ngƣỡng và nông nghiệp, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng của các dân tộc.
Các dân tộc trên địa bàn tỉnh có những phong tục tập quán riêng. Nhà ở của họ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán có nhiều loại khác nhau trong đó độc đáo nhất là kiểu nhà sàn của các dân tộc vùng cao, nhà trình tƣờng của ngƣời Hà Nhì. Trang phục cũng rất đa dạng về kiểu dáng, chất liệu, mầu sắc, hoa văn với cách dệt, thêu tinh tế.
Nhân dân các dân tộc Lào Cai sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc từ tín ngƣỡng dân gian, phong tục, tập quán, lễ hội, trò chơi đến chữ viết, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điệu múa, ngành nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống với những sản phẩm có tính năng sử dụng cao thể hiện tài năng, sự khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tế. Văn hóa ẩm thực cũng rất đặc sắc mang hƣơng vị đậm đà khó quên v.v… Sảm phẩm văn hóa đa dạng phản ánh đời sống vật chất và tinh thần phong phú của ngƣời dân Lào Cai. Ngày nay các dân tộc Lào Cai không chỉ phát huy những truyền thống tốt đẹp, gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc mà còn tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, tinh hoa văn hóa nhân loại
để phát triển kinh tế - xã hội làm giầu thêm kho tàng văn hóa của dân tộc mình. Theo kết quả điều tra của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tính đến hết ngày 31/12/2017 dân số Lào Cai là 699.507 ngƣời trong đó dân tộc Kinh là 237.792 ngƣời chiếm 33,994%; dân tộc thiểu số là 461.715 ngƣời chiếm 66,006% riêng ngƣời dân tộc Mông chiếm 32.309 ngƣời trong tổng số các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Kết quả khảo sát cũng thể hiện có 91 ngƣời dân tộc thiểu số có trình độ đào tạo trên đại học; 4.912 ngƣời dân tộc thiểu số có trình độ đại học; 4839 ngƣời có trình độ cao đẳng. Tổng số hộ nghèo năm 2017 toàn tỉnh là 35.746 hộ trong đó ngƣời nghèo là dân tộc thiểu số là 33.102 hộ chiếm 92.6% số hộ nghèo toàn tỉnh. [1]
2.2.2. Một số nét đặc trưng các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
- Dân tộc Mông: đông nhất sau ngƣời Kinh sống tập chung chủ yếu ở các huyện Bát Xát, Sa Pa, Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà, Si Ma Cai. Ngƣời Mông ở Lào Cai có các nhóm khác nhau nhƣ Mông đen, Mông trắng, Mông xanh, Mông hoa, Mông Lềnh, Mông Sí, Mông sóa. Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Ngƣời Mông chủ yếu là làm nƣơng rẫy, du canh, trồng ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công nhƣ đan lát, rèn, thêu thùa, đồ trang sức bằng bạc v.v… Ngoài ra ngƣời Mông còn trồng Lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dƣợc liệu. Trang phục của ngƣời Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt đƣợc thêu, vẽ trang trí công phu.
Ngƣời Hmông rất coi trọng dòng họ bao gồm những ngƣời có chung tổ tiên. Mỗi dòng họ thƣờng cƣ trú quây quần thành một cụm, có một trƣởng họ đảm nhiệm công việc chung. Tết cổ truyền của ngƣời Mông thƣờng tổ chức vào tháng 11 âm lịch trong ba ngày không ăn rau xanh, thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Ngƣời Mông không cúng bái hàng tháng, không giỗ chạp, chỉ khi có việc nhƣ cƣới xin, đám ma và ngày tết mới cúng.
- Dân tộc Tày: chiếm 15,84% dân số trên toàn tỉnh, Ngƣời Tày Lào Cai chủ yếu sống ở huyện Văn Bàn, Bảo Yên. Ngƣời Tày có nền nông nghiệp khá
phát triển, kỹ thuật canh tác và nông cụ của ngƣời tày tƣơng đối cao và hoàn chỉnh. Bộ y phục cổ truyền của ngƣời Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu nhƣ không thêu thùa, trang trí.
Ngôi nhà truyền thống của ngƣời Tày là nhà sàn xung quanh nhà thƣng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Trong một năm ngƣời Tày có rất nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau. Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn đƣợc tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trƣớc khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trƣng cho dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ lƣợn, phong slƣ, phuối pác, phuối rọi, vén eng v.v... thƣờng đƣợc sử dụng trong các lễ hội lồng tồng, trong đám cƣới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản.
- Dân tộc Dao: Ngƣời Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao. Ngƣời Dao Lào Cai sống chủ yếu ở huyện Bát Xát và huyện Sa Pa. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của ngƣời Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất. Nƣơng, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ở ngƣời Dao. Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao. Họ ƣa dùng vải nhuộm chàm. Hầu hết các xóm đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Ngƣời Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trƣởng thành đều phải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xƣa.
- Dân tộc Giáy: Dân tộc Giáy có khoảng 38.000 ngƣời, cƣ trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Ngƣời Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái. Ngƣời Giáy làm ruộng nƣớc là chính. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.
- Dân tộc Nùng: Ngƣời Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cƣ sang, ở Lào Cai họ chủ yếu sống ở huyện Mƣờng Khƣơng. Họ làm việc rất thành thạo nhƣng do cƣ trú ở những vùng không có điều kiện khai phá ruộng nƣớc cho nên nhiều nơi họ phải sống bằng nƣơng rẫy là chính. Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dƣơng v.v... Nhiều nghề có truyền thống lâu đời nhƣng vẫn là nghề phụ gia đình, thƣờng chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu hƣớng mai một dần (dệt), một số nghề khác đƣợc duy trì và phát triển (rèn). Y phục truyền thống của ngƣời Nùng khá đơn giản, thƣờng làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu nhƣ không có thêu thùa trang trí. Khác với ngƣời Tày, ngƣời Nùng tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ.
- Dân tộc Hà Nhì: Cƣ dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Lào Cai họ sống tập chung chủ yếu ở xã Y Tý của huyện Bát Xát. Họ làm nông trên các ruộng bậc thang. Hái lƣợm còn chiếm vị trí đáng kể trong đời sống hàng ngày. Nghề trồng bông, dệt vải, trồng chàm và nhuộm chàm là một hoạt động rất đặc sắc ở ngƣời Hà Nhì. Ða số cƣ dân ở nhà đất, tƣờng trình chắc chắn, dày tới 30-40cm, thích hợp với khí hậu lạnh vùng núi cao. Ngƣời chết chôn vào mùa mƣa, vào thời điểm đó quan tài ngƣời chết đƣợc treo xuống huyệt nhƣng không lấp, bên trên có nhà táng hoặc đặt trên giàn. Hết mùa mƣa mới đem chôn quan tài có ngƣời chết. Ngƣời Hà Nhì ăn tết năm mới vào đầu tháng 10 âm lịch. Trong năm còn có Tết cơm mới, Tết mồng năm tháng năm, rằm tháng 7. Có nền văn học dân gian với nhiều thể loại nhƣ truyện thần kỳ, cổ tích, trƣờng ca, ca dao, thành ngữ v.v... Dân ca, dân vũ là những hình thức văn nghệ đƣợc mọi lứa tuổi ƣa thích. Các loại nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính, đàn môi, sáo. Ngƣời Hà Nhì chƣa có chữ viết riêng, việc giáo dục chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống đƣợc truyền từ đời này qua đời khác.
- Dân tộc Phù Lá: Ngƣời Phù Lá làm nƣơng và ruộng bậc thang, các sản phẩm đan bằng mây, trúc với nhiều hoa văn, màu sắc nhƣ các đồ đựng quần áo,
thức ăn rất nổi tiếng. Họ quen sử dụng nỏ, tên tẩm thuốc độc, trồng bông, dệt vải, xe sợi bằng con trƣợt. Ngƣời Phù Lá giã gạo hàng ngày bằng chày tay. Ngƣời Phù Lá khi có ngƣời chết nƣớc rửa mặt cho ngƣời chết không đƣợc đổ đi mà để tự bốc hơi hết. Lễ viếng có kèn, trống. Khiêng quan tài ra đến nghĩa địa mới đào huyệt. Có nơi còn làm nhà mồ cho ngƣời chết. Trong đám tang ngƣời Phù Lá rất quan tâm đến việc giữ gìn hồn vía của những ngƣời đi đƣa tang để không bị ở lại dƣới mộ hay nghĩa địa. Họ thực hiện nhiều nghi lễ tín ngƣỡng nông nghiệp trên nƣơng, ruộng. Chiếc chài mới cũng phải qua lễ cúng mới đƣợc dùng. Kho tàng văn học dân gian phong phú, nhiều truyện cổ tích rất gần với mô tip của ngƣời Việt. Ngƣời Phù Lá sử dụng kèn, trống. Trai gái thích hát giao duyên. Nhóm Phù Lá Lão còn biết múa xoè trong âm hƣởng của các làn điệu dân ca Thái.
- Dân tộc Thái: Ngƣời Thái sớm đi vào nghề trồng lúa nƣớc trên các cánh đồng thung lũng. Họ ở nhà sàn với các dáng vẻ khác nhau nhƣ nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút; nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can; nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh; nhà mái thấp, hẹp lòng, gần giống nhà ngƣời Mƣờng. Cô gái Thái đẹp nhờ mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc hình bƣớm, nhện, ve sầu v.v... Cúng tổ tiên ở ngƣời Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch. Ngƣời Thái Trắng ăn tết theo âm lịch. Ngƣời Thái có mẫu tự theo hệ Sanscrit. Họ học theo lệ truyền khẩu. Ngƣời Thái có nhiều tác phẩm cổ viết về lịch sử, phong tục, luật tục và văn học. Ngƣời Thái có các điệu xoè, các loại sáo lam và tiêu, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú.
- Dân tộc Sán Dìu: Dân tộc Sán Dìu có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân), Trại, Trại Ðất, Mán Quần cộc, Mán Váy xẻ v.v... Ngôn ngữ nói thổ ngữ Hán Quảng Ðông (ngữ hệ Hán - Tạng). Ngƣời Sán Dìu có làm ruộng nƣớc nhƣng không nhiều, canh tác ruộng khô là chính. Làng xóm của họ tựa nhƣ làng ngƣời Việt, có luỹ tre bao bọc và giữa các nhà thƣờng có tƣờng hay hàng rào, ở nhà đất trình tƣờng hay thƣng ván. Dùng lịch âm ngày tết nhƣ
nhiều dân tộc ở trong vùng. Riêng tết Ðông chí còn mang thêm ý nghĩa cầu mong có con đàn, cháu đống.
- Dân tộc Mƣờng: Nông nghiệp ruộng nƣớc chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lƣơng thực chính. Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Phụ nữ cũng nhƣ nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều ngƣời cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc. Ngƣời Mƣờng sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sƣờn đồi, nơi đất thoải gần sông suối v.v... Ðại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Lịch cổ truyền ngƣời Mƣờng gọi là sách đoi làm bằng 12 thẻ tre tƣơng ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau để biết tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu cho khởi sự công việc.
- Dân tộc Sán Chay: Là cƣ dân nông nghiệp, làm ruộng nƣớc thành thạo nhƣng nƣơng rẫy vẫn có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và phƣơng thức canh tác theo lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại đến ngày nay. Trong nhà ngƣời Sán Chay có rất nhiều bàn thờ. Ngoài thờ cúng tổ tiên, họ còn thờ trời đất, thổ công, bà mụ, thần nông, thần chăn nuôi v.v... Ðám ma do thầy tào chủ trì gồm nhiều nghi lễ chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Ðạo giáo và Phật giáo. Ngƣời Sán Chay sử dụng chữ Hán trong cúng bái và chép bài hát. Phổ biến hơn cả là sình ca, lối hát giao duyên nam nữ gồm 2 loại: hát ở bản về ban đêm và hát trên đƣờng đi hoặc ở chợ. Bên cạnh đó còn có cả đám cƣới, hát ru v.v... Trong ngày hội có nơi còn biểu diễn trò "trồng chuối", "vặn rau cải".
- Dân tộc La Chí: Họ giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nƣớc. Họ gặt lúa nếp bằng hái nhắt còn gặt lúa tẻ bằng liềm, đập lúa vào máng gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng. Họ sử dụng cả ba loại nƣơng với các công cụ sản xuất khác nhau: gậy chọc lỗ, cuốc, cày. Ngƣời ta dành nƣơng tốt nhất để trồng chàm, bông. Họ thích để răng đen, Răng càng đen càng đẹp. Thanh niên thích bịt răng vàng coi đó là hình thức làm duyên làm dáng, dấu hiệu của sự trƣởng thành. Họ thƣờng sống từng làng, nhà của mỗi gia đình là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho thóc trong một phạm vi không gian hẹp.
Kiểu kiến trúc kết hợp chặt chẽ giữa sàn và nhà trệt là một sáng tạo văn hoá độc đáo. Mỗi nhà gồm hai phần bằng nhau, mái lồng vào nhau, phần nhà sàn để ở, phần nhà trệt là nơi làm bếp. Ngƣời ta cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết. Tổ tiên đƣợc cúng ba đời đối với nam, hai đời đối với nữ. Theo phong tục, bố mẹ chôn ngày nào con cái nhớ suốt đời không đƣợc gieo giống hay cho vay, mƣợn vào ngày đó. Ngày tết, lễ trai gái thƣờng hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây, đàn môi. Trống, chiêng đƣợc dùng phổ biến. Tết Nguyên đán nam nữ thƣờng tập trung ở bãi rộng chơi ném còn, đánh quay, chơi đu thăng bằng. Tết tháng tám họ chơi đu dây.
Nhìn chung văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai dù đã mai một nhƣng cũng còn khá phong phú về tiếng nói, chữ viết, các tác phẩm văn học nghệ thuật, ngữ văn truyền miệng, lối sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công, tri thức về y dƣợc cổ truyền, trang phục, ẩm thực, tri thức dân gian…
2.3. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển văn hóa
trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là nội dung quan trọng trong nhiệm vụ duy trì và phát huy văn hóa truyền thống của Nhà nƣớc ta. Trong những năm qua, Nhà nƣớc ta đã định hƣớng ban hành các chủ trƣơng, chính sách quản lý và đầu tƣ về công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.