Công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 56 - 61)

dân tộc về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc luôn đƣợc Ban Dân tộc, các cơ quan liên quan và ủy ban nhân dân các huyện chú trọng quan tâm đƣa vào các tài liệu tập huấn về công tác dân tộc, cung cấp thông tin cho ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền, phổ biến trong các lớp tập huấn tại cơ sở. Tỉnh cũng đã chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền tin, bài về các chính sách dân tộc, các quy định của Hiến pháp, pháp luật v.v… ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền các gƣơng điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất.

Tháng 02 năm 2014, Thông tấn xã Việt Nam và ủy ban Dân tộc đã ký Chƣơng trình phối hợp công tác. Trong nội dung hợp tác, Thông tấn xã Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với ủy ban Dân tộc chi đạo, hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm hiển khai có hiệu quả các hoạt động thuộc nội dung chƣơng trình phối hợp công tác. Thông tấn xã Việt Nam sẽ tăng cƣờng đăng tải nội dung tuyên truyền, quảng bá các thông tin liên quan đến ủy ban Dân tộc, các vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên các loại hình truyền thông của Thông tấn xã Việt Nam và cung cấp thông tin nguồn cho các cơ quan báo chí trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với ủy ban Dân tộc và các ban, ngành liên quan xây dựng và triển khai chƣơng trình vận động quyên góp, lập quỹ hỗ trợ tài năng trẻ dân tộc thiểu số và tổ chức các sự kiện, các hoạt động xã hội dành cho đồng bào dân tộc thiểu số v.v...

ảnh dân tộc và miền núi xuất bản bằng tám ngôn ngữ và có kế hoạch tăng lên thành 12 ngôn ngữ cho tất cả những dân tộc có chữ viết. Với lợi thế xuất bản các ấn phẩm báo chí bằng nhiều thứ tiếng, những thông tin về dân tộc, về các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Thông tấn xã Việt Nam phát hành có cơ hội đến với đông đảo độc giả ngƣời nƣớc ngoài, tạo ra sự lan tỏa rộng lớn. Ủy ban Dân tộc cũng đã ký kết hợp đồng xuất bản, phát hành báo chí năm 2014 theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 1977/QĐ- TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2, Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 với 25 cơ quan báo chí là: Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam); Tạp chí Cộng sản; Báo Nhân dân; Báo Dân tộc và Phát triển; Báo Văn hóa; Báo Nông thông ngày nay; Báo Tiền phong; Báo Biên phòng; Báo Khuyến học và Dân trí; Báo Đại đoàn kết; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Báo Lao động và Xã hội; Báo Thiếu niên tiền phong; Báo Nhi đồng; Báo Khoa học và Đời sống; Báo Sức khỏe và Đời sống; Báo Công thƣơng; Báo Phụ nữ Việt Nam; Báo Pháp luật Việt Nam; Báo Tài nguyên và Môi trƣờng; Tạp chí Dân tộc; Tạp chí Văn hóa các dân tộc; Tạp chí Thuế Nhà nƣớc; Thông tin CCB; Công ty phát hành báo chí Trung ƣơng; Đối với việc thực hiện Quyết định 2472/QĐ-TTg, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách về cấp không thu tiền các loại báo, tạp chí đƣợc quan tâm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Các loại ấn phẩm, sách báo đƣợc cấp phát hàng năm về địa phƣơng đã bƣớc đầu mang lại hiệu quả thiết thực, bổ sung kiến thức cơ bản cho nhân dân trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe nhƣ các loại sách báo về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống dịch bệnh cho ngƣời, gia súc, gia cầm v.v… Việc tổ chức quản lý, sử dụng, lƣu giữ

và bảo quản các ấn phẩm, báo chí đƣợc thực hiện tốt, nhất là tại thƣ viện của các trƣờng học. Hoạt động xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển sản phẩm du lịch đƣợc chú trọng thông qua hệ thống các nhà du lịch tại Sa Pa, Bắc Hà, hệ thống các trang mạng du lịch, các hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tƣ, các đoàn khảo sát du lịch cho các hãng lữ hành, bƣớc đầu tạo hình ảnh điểm đến và định vị thƣơng hiệu sản phẩm du lịch Lào Cai trong mối liên kết với vùng, khu vực Tây Nam- Trung Quốc và thu hút khách quốc tế.

Ngoài ra, tỉnh Lào Cai cũng đã củng cố 1.964 tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trƣờng học; 164 xã, phƣờng thị trấn đã xây dựng tủ sách pháp luật. Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Tƣ pháp mua bổ sung từ 20 đến 30 đầu sách pháp luật cấp phát cho tủ sách pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc đánh giá là một trong những mô hình tuyên truyền pháp luật hiệu quả, phù hợp với điều kiện miền núi của tỉnh Lào Cai. Các ngành, các cấp đã phối hợp với đài phát thanh - truyền hình tỉnh, báo Lào Cai xây dựng các chuyên mục tuyên truyền pháp luật trên sóng truyền hình, sóng phát thanh với các chuyên mục "Chính sách mới”, “Tìm hiểu pháp luật”, “Văn bản mới”, “Pháp luật và đời sống” và đã phối hợp thực hiện 21 chuyên mục pháp luật và đời sống, 18 chuyên mục ngƣời đại biểu nhân dân, 36 chuyên mục Hộp thƣ truyền hình, 72 chuyên mục an ninh Lào Cai, 72 chuyên mục vì an ninh biên giới, 72 chuyên mục Quốc phòng toàn dân, 1095 bản tin Chính sách và pháp luật cùng nhiều tin bài, phóng sự về phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các thứ tiếng dân tộc nhƣ (Tiếng mông, dao, giáy). Bên cạnh đó hàng năm Tỉnh ủy đều tổ chức gặp mặt những ngƣời uy tín trong các bản làng để triển khai tuyên truyền chủ trƣơng đƣờng lối của đảng, chính sách pháp luật về công tác dân tộc đồng thời khen thƣởng những ngƣời có uy tín trong cộng đồng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức trong vùng đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

quyền địa phƣơng các cấp trên địa bàn tỉnh đã làm khá tốt công tác thông tin, tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phƣơng.

2.3.4. Tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn về văn hóa dưỡng cán bộ chuyên môn về văn hóa

Tổ chức bộ máy của ngành văn hóa, thế thao và du lịch tỉnh Lào Cai đƣợc phân chia làm 3 cấp (cấp tỉnh; cấp huyện, thành phố, thị xã và cấp xã, phƣờng, thị trấn) với 2 khối đơn vị chức năng (khối đơn vị quản lý nhà nƣớc và khối các đơn vị hoạt động sự nghiệp). Khối đơn vị quản lý nhà nƣớc ở cấp tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ở cấp huyện, thành phố, thị xã là Phòng Văn hóa và Thông tin; ở cấp xã, phƣờng, thị trấn là Ban Văn hóa - Xã hội.

Trong giai đoạn 1991 - 2017 Tỉnh Lào Cai đã xây dựng đƣợc một lực lƣợng những cán bộ nghiên cứu có trình độ công tác ở nhiều cơ quan đơn vị khác nhau, nhƣng đều sinh hoạt chung ở Chi hội văn nghệ dân gian Lào Cai thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai, là một chi hội mạnh với hơn 30 hội viên, có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, lực lƣợng trẻ, luôn đƣợc Tỉnh ủy quan tâm gặp mặt và động viên các văn nghệ sĩ cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân gian của tỉnh nhà. Chi hội văn nghệ dân gian Lào Cai luôn quan tâm chú trọng việc xây dựng và phát triển hội viên trẻ thông qua Nghị quyết phấn đấu mỗi nhiệm kỳ phát triển từ 4- 5 hội viên. Do nắm đƣợc thực trạng và xu hƣớng “già hóa hội viên” có nguy cơ trở thành hội “ngƣời cao tuổi”, bên cạnh ƣu điểm có kinh nghiệm và trí tuệ song có hạn chế về sức khỏe không đáp ứng đƣợc điều kiện hoạt động nghiên cứu sƣu tầm văn nghệ dân gian. Nếu nhƣ năm 2010 chi hội có14 hội viên thì đến hết năm 2015 chi hội đã có 33 hội viên tăng gấp 2 lần; trong đó chỉ trong 5 năm từ năm 2012- 2016 chi hội đã đề nghị Trung ƣơng hội văn nghệ dân gian Việt Nam kết nạp đƣợc 11 hội viên. Các hội viên mới kết nạp đều là các hội viên trẻ có tuổi đời trung bình từ 25 đến 40; 100% hội viên có trình độ đại học trở lên với 03 tiến sĩ, 09 thạc sĩ, 01 nghệ sĩ ƣu tú, 01

nghệ nhân ƣu tú, 11 nữ, 09 dân tộc thiểu số; trừ 15% số hội viên tuổi cao và bệnh tật, ít có công trình nghiên cứu còn lại 85% hội viên đều có đề tài nghiên cứu hàng năm đƣợc duyệt tài trợ hoặc tham gia trại viết của Trung ƣơng hội, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và rất nhiều bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành giới thiệu về văn hóa- văn nghệ các dân tộc Lào Cai.

Nhờ trình độ chuyên môn vững vàng cùng với lòng nhiệt huyết say mê sáng tạo của Hội viên và các cộng tác viên, trong 5 năm (2012 - 2017), tập thể chi hội đã có 60 đề tài nghiên cứu sƣu tầm văn nghệ dân gian đƣợc tài trợ và tham gia trại viết của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. Trong đó có 36 đề tài đƣợc tài trợ, 24 đề tài tham gia trại viết với tổng số kinh phí tài trợ hơn một tỷ đồng. Các đề tài là những công trình khoa học nghiên cứu sƣu tầm về văn hóa- văn nghệ dân gian (văn hóa phi vật thể) các dân tộc thiểu số đƣợc đầu tƣ rất công phu thể hiện năng lực và sự nhiệt tình sáng tạo của tập thể Chi hội Văn nghệ dân gian Lào Cai. Có thể kể tới các công trình lớn viết về văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai nhƣ: Văn hóa dân gian ngƣời Bố Y ở Lào Cai, Văn hóa dân gian ngƣời Xá Phó, của tác giả Dƣơng Tuấn Nghĩa và tập thể chi hội; Những tri thức trong tang lễ cổ truyền ngƣời Nùng Dín Lào Cai của tác giả Vàng Thung Chúng; Tri thức dân gian ngƣời Dao tuyển với việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nƣớc ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai, Các thành tố nghệ thuật trong lễ Pút tồng ngƣời Dao Đỏ Sa Pa- Lào Cai của tác giả Vũ Thị Trang; Nghề chế tác cây khèn Mông ở Sa Pa- Lào Cai của tác giả Giàng Seo Gà; Dân ca Gầu plềnh và lễ hội Gầu tào của ngƣời Mông Lào Cai của tác giả Bùi Xuân Tiệp; Tín ngƣỡng Then ngƣời Giáy Lào Cai của tác giả Sần Cháng, Tết tháng 7 của ngƣời La Chí Lào Cai của tác giả Nguyễn Hùng Mạnh; Truyện cổ ngƣời Mông ở Sa Pa, Ngôi nhà truyền thống của ngƣời Mông ở Bắc Hà và Then trong đời sống ngƣời Giáy ở Lào Cai của tác giả Đoàn Trúc Quỳnh, v.v… và rất nhiều các công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả thuộc chi hội văn nghệ dân gian Lào Cai.

phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Lào Cai, trong vai trò là các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau, họ sẽ cho ra những cuốn sách là vốn tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn đa chiều về văn hóa dân gian các dân tộc Lào Cai trong truyền thống nhằm ứng dụng nhƣng tri thức bản địa vào trong thực tế, thời kỳ hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)